Hậu COVID hiện nay là tình trạng khá phổ biến và đang rất được quan tâm. Vì nhiều người nhiễm COVID-19 không có hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ. Nhưng các triệu chứng đó có thể kéo dài ngay cả khi đã khỏi bệnh. Do đó, việc thăm khám hậu COVID để tầm soát các bệnh lý khá phổ biến. Trong đó có các gói xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu. Trong bài viết này, Klept.com.vn sẽ đề cập về xét nghiệm ure máu và những điều bạn cần biết.
Xét nghiệm ure máu là gì?
Chỉ số ure là gì?
Ure là sản phẩm đào thải cuối cùng của quá trình chuyển hóa protein. Ure được hình thành thông qua chu trình ure ở gan. Ure được đào thải chủ yếu qua đường thận, còn lại là đường tiêu hóa và mồ hôi.1
Định lượng ure máu
Ure được định lượng bằng phương pháp đo quang sinh hóa theo nguyên lý enzym. Ngoài cách này, người ta thường định lượng ure bằng cách tính BUN. BUN (Blood Urea Nitrogen) là lượng nitrogen của ure trong máu. Ta có cách chuyển đổi kết quả giữa BUN và ure trong máu là:
Ure = BUN x 60/28 = BUN x 2.14
Ảnh hưởng của nồng độ ure máu ở bệnh nhân COVID-19
Nồng độ ure máu tăng hay giảm đều ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhất là ở những bệnh nhân có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2. Một số người mắc bệnh gặp tình trạng tổn thương đa cơ quan. Đặc trưng bởi tình trạng triệu chứng kéo dài vài tuần hoặc vài tháng sau khi nhiễm bệnh. Các cơ quan hay bị tổn thương là tim, thận, não. Trong một nghiên cứu gần đây cho thấy, chỉ số BUN là một yếu tố độc lập có khả năng tiên lượng và dự báo tỷ lệ sống sót ở bệnh nhân mắc COVID-19.2
Do đó, cần theo dõi chức năng các cơ quan ở những người đã từng là F0. Trong đó bao gồm chức năng thận. Và xét nghiệm ure máu là một trong những xét nghiệm cần được thực hiện trong gói khám hậu COVID chuyên sâu.
Đối tượng cần thực hiện xét nghiệm ure máu
Như đã nói, xét nghiệm định lượng ure máu là xét nghiệm được chỉ định khi cần đánh giá chức năng thận. Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm ure máu khi:
- Nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh thận hoặc thận có tổn thương.
- Khi chức năng thận cần được theo dõi trong các bệnh lý như bệnh thận mạn, đái tháo đường, tăng huyết áp.
- Xác định hiệu quả điều trị khi lọc máu hoặc thẩm phân phúc mạc.
- Xét nghiệm ure máu là một phần của bộ xét nghiệm máu giúp chẩn đoán một số tình trạng như tổn thương gan, tắc nghẽn đường tiểu, suy tim sung huyết, xuất huyết tiêu hóa. Tuy nhiên, chỉ một mình xét nghiệm ure máu không thể chẩn đoán các tình trạng trên. Do đó, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm khác để hỗ trợ chẩn đoán.
Ngoài ra, những người đã có tiền sử nhiễm Sar-Cov-2 cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát các bệnh lý tiềm ẩn. Khi đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định xét nghiệm ure máu như một xét nghiệm thường quy để tầm soát sức khỏe.
Quy trình xét nghiệm ure máu
Chuẩn bị trước xét nghiệm
Nếu bạn chỉ được chỉ định 1 xét nghiệm là BUN thì bạn có thể ăn uống bình thường trước khi xét nghiệm. Nhưng nếu có thêm các xét nghiệm khác, bác sĩ có thể yêu cầu nhịn ăn trong vòng 8 giờ trước khi làm xét nghiệm.
Lấy mẫu xét nghiệm
Xét nghiệm ure máu yêu cầu lấy mẫu máu tĩnh mạch ở cánh tay. Bạn có thể cảm thấy châm chích hoặc hơi đau khi người điều dưỡng đâm kim để lấy máu.
Sau khi xét nghiệm
Nếu bạn không được bác sĩ chỉ định thêm các xét nghiệm khác thì thông thường bạn có thể ra về ngay sau khi lấy máu. Bạn có thể hoạt động, sinh hoạt lại bình thường. Kết quả sẽ có trong vòng vài ngày tùy vào từng phòng xét nghiệm.
Kết quả xét nghiệm ure máu
Khoảng tham chiếu bình thường
Trị số BUN được đó với đơn vị là mg/dL hoặc mmol/L. Khoảng giá trị bình thường của BUN là 6 – 24 mg/dL (2.1 – 8.5 mmol/L). Tuy nhiên khoảng giá trị bình thường sẽ thay đổi tùy từng phòng xét nghiệm.
Tăng ure máu – Tăng BUN
Nhìn chung, tăng ure máu hay tăng trị số BUN nó lên tình trạng có tổn thương thận. Một số tình trạng sau có thể gây tăng ure máu:
- Mất nước.
- Tắc nghẽn đường tiểu với triệu chứng tiểu khó, tiểu rắt, tiểu buốt…
- Suy tim sung huyết.
- Tình trạng sốc.
- Bỏng.
- Stress.
- Nhồi máu cơ tim.
- Xuất huyết tiêu hóa.
Ngoài ra, có một số tình trạng không liên quan đến bệnh lý cũng có thể làm tăng ure máu. Cụ thể như:
- Chế độ ăn nhiều protein.
- Có thai.
- Tuổi tác.
- Sử dụng một số thuốc như steroid, kháng sinh…
Giảm ure máu
Giảm ure máu khá hiếm gặp. Nếu ure máu giảm, có thể do các nguyên nhân sau đây:
- Mắc bệnh gan.
- Suy dinh dưỡng.
- Hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp (SIADH).
Bạn cần tìm hiểu thêm thông tin về xét nghiệm GGT? Chat ngay với dược sĩ Klept.com.vn để được tư vấn hoàn toàn miễn phí:
Những lưu ý khi xét nghiệm ure máu
Xét nghiệm ure máu chỉ yêu cầu lấy mẫu máu tĩnh mạch ở cánh tay. Và đây là một thủ thuật tương đối đơn giản và an toàn và không có lưu ý gì đặc biệt.
Tuy nhiên, một số người có thể bị bầm tím tại chỗ đâm kim tiêm khi lấy máu. Hoặc một số có thể bị choáng hoặc thậm chí là ngất. Nhưng điều này rất hiếm khi xảy ra. Ngoài ra bác sĩ có thể yêu cầu nhịn ăn trong vòng 8 giờ trước khi lấy máu.
Xét nghiệm ure máu đánh giá chức năng thận ở đâu?
Đi khám sức khỏe định kỳ luôn là biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Chúng ta thường chủ quan khi có những biểu hiện bất thường, triệu chứng nhẹ. Nhưng đó có thể là dấu hiệu sớm của một bệnh lý tiềm ẩn. Nhất là khi thế giới đã và đang trải qua cơn đại dịch COVID-19. Các tình trạng hậu COVID thường ảnh hưởng đến cuộc sống của những người đã khỏi bệnh hoặc gây nên các bệnh lý nghiêm trọng. Vì vậy, chăm sóc sức khỏe bản thân bằng cách khám sức khỏe định kỳ là vô cùng cần thiết, nhất là ở những người đã mắc COVID-19.
Hiện nay, việc khám và làm xét nghiệm ure máu rất phổ biến. Hầu hết các cơ sở ý tế đều có khả năng thực hiện xét nghiệm này. Bạn có thể lựa chọn các cơ sở tùy vào nơi sinh sống, giá cả… Dưới đây là một số cơ sở gợi ý cho bạn:
- Bệnh viện Bình Dân: 371 Điện Biên Phủ, P4, Q3, TPHCM.
- Bệnh viện Nhân dân 115: 88 Thành Thái, P12, Q10, TPHCM.
- Bệnh viện Đại học Y dược: 215 Hồng Bàng, P11, Q5, TPHCM
- Bệnh viện Chợ Rẫy: 201 Nguyễn Chí Thanh, P12, Q5, TP.HCM.
- Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ: 124 Trần Quốc Thảo, P7, Q3, TP.HCM.
- Bệnh viện Nguyễn Tri Phương: 468 Nguyễn Trãi, P8, Q5, TP.HCM.
- Bệnh viện Nhân dân Gia Định: 1 Nơ Trang Long, P7, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
- Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh: 72-74 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10, TP.HCM.
Klept.com.vn hiện đang cung cấp dịch vụ gói khám và chăm sóc sức khỏe cho nhiều đối tượng và lứa tuổi khác nhau,trong đó có gói khám hậu COVID đang được nhiều người quan tâm, đăng ký ngay để được tư vấn chi tiết từ chuyên gia:
Trên đây là bài viết về chủ đề xét nghiệm ure máu. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu được ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của xét nghiệm này. Nhất là với bệnh nhân có tiền sử nhiễm COVID-19. Bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát các bệnh lý tiềm ẩn dù đã nhiễm COVID hay không.