Dị ứng thực phẩm là một trong những loại dị ứng tuy hiếm gặp nhưng nguy hiểm. Dị ứng này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và có nguy cơ đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vậy dị ứng thực phẩm là gì? Những loại thực phẩm nào thường gây dị ứng? Và những xét nghiệm sàng lọc dị ứng thực phẩm đáng tin cậy? Kính mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết sau.
Dị ứng thực phẩm là gì?
Dị ứng thực phẩm là tình trạng một số loại thực phẩm gây ra phản ứng miễn dịch bất thường trong cơ thể con người.
Dị ứng thực phẩm có thể ảnh hưởng đến da, đường tiêu hóa, hệ hô hấp hoặc tim mạch. Một số dấu hiệu nhận biết dị ứng thức ăn:
- Nghẹt mũi.
- Ngứa hoặc sưng tấy da.
- Chảy nước mũi.
- Phát ban.
- Tiêu chảy.
Các loại dị ứng thực phẩm thường gặp
Phân loại dị ứng thực phẩm theo sinh lý bệnh
Theo sinh lý bệnh, dị ứng thực phẩm thực sự có thể được chia thành hai loại chính:
Qua trung gian immunoglobulin E (IgE)
Trong loại dị ứng thực phẩm này, hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn tạo ra kháng thể IgE phản ứng với một số loại thực phẩm. Kháng thể là một loại protein trong máu được hệ thống miễn dịch của bạn sử dụng để nhận biết và chống lại nhiễm trùng.
Phản ứng dị ứng qua trung gian IgE thường xảy ra trong vài giờ sau khi ăn chất gây dị ứng và có thể bao gồm các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, bao gồm cả sốc phản vệ.
Không qua trung gian IgE
Trong dị ứng thực phẩm không phải IgE, hệ thống miễn dịch của bạn không tạo ra kháng thể IgE, nhưng các bộ phận khác của hệ thống miễn dịch tham gia vào việc tăng cường phản ứng chống lại một số loại thực phẩm. Phản ứng dị ứng không qua trung gian IgE thường liên quan đến các triệu chứng về da hoặc tiêu hóa, bao gồm nôn mửa và tiêu chảy.
Những dấu hiệu này có thể xuất hiện khoảng 3 ngày sau khi bạn ăn thực phẩm gây dị ứng/
Phân loại dựa trên những nhóm thực phẩm thường gặp
Trong đó có 7 loại dị ứng thực phẩm phổ biến nhất:
Dị ứng sữa bò
Kiểu dị ứng này thường thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dị ứng sữa bò có thể xảy ra ở cả hai dạng IgE và không IgE, nhưng dị ứng sữa bò IgE là phổ biến nhất và có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.
Trẻ em hoặc người lớn bị dị ứng IgE có xu hướng xuất hiện phản ứng trong vòng 5–30 phút sau khi uống sữa bò. Họ gặp các triệu chứng như sưng tấy, phát ban, nổi mề đay, nôn mửa và trong một số trường hợp hiếm gặp là sốc phản vệ.
Dị ứng trứng
Dị ứng trứng là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây dị ứng thực phẩm ở trẻ em. Hầu hết các protein gây dị ứng được tìm thấy trong lòng trắng trứng.
Các triệu chứng dị ứng trứng thường gặp bao gồm:
- Rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như đau dạ dày.
- Phản ứng da, chẳng hạn như phát ban.
- Vấn đề về đường hô hấp.
- Sốc phản vệ (hiếm gặp).
Nếu bạn có dị ứng trứng, hãy loại bỏ chúng ra khỏi chế độ ăn uống hằng ngày.
Dị ứng các loại hạt
Dị ứng hạt là loại dị ứng tương đối hiếm gặp nhưng lại nguy hiểm tính mạng nhất. Các loại hạt dễ gây dị ứng là quả hạnh nhân, hạt óc chó, hạt điều… Nhìn chung, các triệu chứng dị ứng hạt tương tự như dị ứng trứng.
Nếu khi ăn những loại hạt, cơ thể xuất hiện những dấu hiệu dị ứng, bạn cần được xử trí thuốc epinephrine ngay lập tức. Ngoài ra, những người có tiền căn bị dị ứng nên đem theo bút tiêm epinephrine tự động như Epipen để có thể tự xử trí ngay tức thì.
Dị ứng đậu phộng
Đậu phộng cũng khá tương tự các loại hạt tuy nhiên chúng được phân loại thành nhóm dị ứng riêng. Những người có gia đình dị ứng đậu thường thường có nguy cơ dị ứng hơn so với bình thường.
Mặc dù vậy, nếu như đậu phộng có trong các bữa ăn của phụ nữ đang cho con bú hay mẹ bầu thì có thể giảm thiểu phản ứng dị ứng này. Song song đó, một số trẻ sẽ hết bị dị ứng đậu phộng khi lớn lên.
Dị ứng hải sản
Các loại hải sản bao gồm như tôm, cua, mực, ốc, hàu biển cũng có thể gây dị ứng. Tác nhân phổ biến nhất thường gặp ở dị ứng hải sản là dị ứng với protein tropomyosin. Ngoài ra, dị ứng với hải sản còn là do dị ứng thành phần arginine kinase và parvalbumin có trong hải sản. Nếu gặp phải tình này, bạn cần xét nghiệm sàng lọc dị ứng hải sản kịp thời.
Dị ứng lúa mì
Dị ứng lúa mì là phản ứng với một trong các loại protein có trong lúa mì. Giống như các phản ứng khác, dị ứng lúa mì cũng có thể gây nôn ói, nổi mề đay, phát ban. Cách điều trị duy nhất là tránh lúa mì và các thực phẩm có thành phần lúa mì.
Dị ứng đậu nành
Một sản phẩm cũng có nguy cơ gây kích ứng khác chính là đậu nành. Kiểu hình dị ứng này thường thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tuổi. Dấu hiệu nhận biết điển hình chính là ngứa, phát ban, chảy nước mũi và khó thở.
Các phương pháp xét nghiệm sàng lọc dị ứng thực phẩm
Dị ứng là một tình trạng cấp tính có thể đe dọa đến tính mạng. Chính vì lẽ đó, những xét nghiệm chẩn đoán dị ứng đã ra đời với độ chính xác cao. Từ đó, mọi người có thể biết về loại thực phẩm mà mình dị ứng để phòng ngừa hiệu quả.
Xét nghiệm thử phản ứng ở da
Thử phản ứng ở da có thể nói là một trong những xét nghiệm đặc trưng để tìm nguyên nhân dị ứng. Có 3 xét nghiệm thử phản ứng ở da như sau:2
- Test lẩy da (scratch test hay còn gọi là prick test).
- Test áp bì (patch test).
- Test trong da (intradermal test).
Cả hai phương pháp test lẩy da và trong da đều cần dùng một cây kim nhỏ có chứa dịch trích từ loại thực phẩm nghi ngờ dị ứng. Nhân viên y tế sẽ đưa vào vùng da trên cẳng tay sau đó theo dõi phản ứng trong vòng 15 phút. Nếu xảy ra những phản ứng da đồng nghĩa với việc bạn có dị ứng với loại thực phẩm đó.
Riêng test áp bì là xét nghiệm dị ứng bằng miếng dán. Phương pháp thực hiện thông qua các miếng dán có chứa chất nghi gây dị ứng. Mỗi miếng dán có dị nguyên sẽ đặt lên vùng da lành của bạn. Bạn sẽ lưu miếng dán đó 48 giờ hoặc lặp lại một lần nữa vào 72 đến 96 giờ để xem có phản ứng dị ứng xảy ra hay không.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu thực hiện trên nguyên lý tìm và đo lượng IgE có trong máu khi hoà chung với trích xuất của thực phẩm. Nếu trong mẫu máu xét nghiệm có IgE nói lên rằng bạn có khả năng dị ứng với thực phẩm đó.
Thử chế độ ăn
Đối với thử nghiệm này, bạn sẽ được ăn thực phẩm nghi ngờ dị ứng với số lượng tăng dần. Lưu ý rằng thử nghiệm này chỉ thực hiện với điều kiện có nhân viên y tế lên thực đơn và theo dõi sức khỏe liên tục.
Chế độ ăn loại trừ
Trong chế độ ăn loại trừ, người thử nghiệm sẽ được theo dõi và đánh giá chi tiết về các loại thực phẩm đã ăn. Thông tin đánh giá bao gồm cả thời gian đã ăn và những triệu chứng xuất hiện.
Địa điểm xét nghiệm dị ứng thực phẩm tại TP.HCM
Trung tâm Xét nghiệm Diag TP.HCM
Bạn có thể xét nghiệm Định lượng dị ứng tại đây với hệ thống hơn 30 chi nhánh quận/huyện TPHCM và các tỉnh lân cận. Đồng thời, khi đặt lịch xét nghiệm Diag qua Klept.com.vn, bạn sẽ được giảm 5% chi phí xét nghiệm.
Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM là cơ sở y tế đầu tiên ở phía Nam có triển khai xét nghiệm test lẩy da tìm nguyên nhân gây dị ứng thực phẩm.
Bạn đọc có thể đăng ký khám tại Phòng khám Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Đại học Y Dược (215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, TP.HCM).
Thời gian phát số khám bệnh:
- Từ thứ 2 đến thứ 6: 3g – 16g30.
- Thứ 7: 3g – 11g30.
Thời gian khám bệnh:
- Từ thứ 2 đến thứ 6: 6g30 – 16g30.
- Thứ 7 6g30 – 11g30.
Ngoài bệnh viện, bạn đọc có thể đến phòng khám Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng thuộc Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 (20-22 Dương Quang Trung, P.12, Q.10, TP.HCM).
Bệnh viện Da liễu TP.HCM
Ngoài ra bạn cũng có thể thực hiện xét nghiệm chẩn đoán dị ứng thực phẩm với độ chính xác cao tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM. Địa chỉ BV là Số 2 Nguyễn Thông, P.6, Q.3, TP.HCM.
Bài viết cung cấp thông tin về các xét nghiệm dị ứng thực phẩm có độ tin cậy cao. Nếu gặp phải tình trạng dị ứng thực phẩm, bạn cần tránh dùng loại thực phẩm đó. Hiện nay, tại TP.HCM đã có các trung tâm uy tín thực hiện xét nghiệm sàng lọc dị ứng hải sàn từ cơ bản đến chuyên sâu.