Xét nghiệm mỡ máu quan trọng vì nhờ nó mà bác sĩ phát hiện được nguy cơ tiềm ẩn của bệnh trên hệ tim mạch, nơi có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng người bệnh. Bài viết dưới đây của Klept.com.vn sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về xét nghiệm mỡ máu cũng như các chỉ số mỡ máu của cơ thể.
Chỉ số mỡ máu là gì?
Chỉ số mỡ máu bao gồm cholesterol toàn phần, cholesterol xấu (LDL), cholesterol tốt (HDL), triglyceride (chất béo trung tính). Trong đó, cholesterol giúp làm cho màng ngoài tế bào ổn định. Trong nhiều thập kỷ qua, bác sĩ cảnh báo rằng những người có mức cholesterol toàn phần cao có nhiều khả năng mắc bệnh tim. Tỷ lệ các loại cholesterol cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của một người.
LDL – lipoprotein tỷ trọng thấp là những cholesterol xấu và có thể “dính” vào thành mạch máu. Theo thời gian, chúng tích tụ nhiều hơn và làm tắc nghẽn động mạch (mảng xơ vữa mạch vành). Các động mạch bị thu hẹp trong tim và hình thành các cục máu đông đột ngột, gây ra cơn đau tim dữ dội.
Triglyceride là một loại chất béo khác được xác định bằng xét nghiệm mỡ máu. Nồng độ chất này cao làm tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ. Ngoài ra nó cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường.
Tóm lại, các chỉ số mỡ máu có thể cung cấp thông tin chi tiết về sự hiện diện và kích thước của các hạt chất béo khác trong máu của bạn. Từ đó bác sĩ đưa ra các kết luận cụ thể về tình hình sức khỏe tim mạch.
Xét nghiệm mỡ máu là gì? Vì sao cần làm xét nghiệm chỉ số mỡ máu?
Xét nghiệm mỡ máu hoàn chỉnh là một loại xét nghiệm máu dùng để đo lượng cholesterol và chất béo trung tính. Xét nghiệm này dùng để xác định nguy cơ tích tụ chất béo (mảng) trong động mạch. Những mảng này có thể làm thu hẹp hoặc tắc nghẽn hệ thống động mạch khắp cơ thể – còn gọi là xơ vữa động mạch.2
Cholesterol cao thường không gây ra dấu hiệu hoặc triệu chứng. Các bài kiểm tra mỡ máu có thể xác định cụ thể vấn đề mà bạn đang mắc phải từ sớm. Từ đó giúp ước tính nguy cơ bị đau tim, những bệnh trên tim mạch và mạch máu khác.2
Do đó, việc thực hiện xét nghiệm mỡ máu rất quan trọng trong việc phát hiện những bệnh tật tiềm ẩn.2
Những ai cần xét nghiệm mỡ máu?
Theo The National Heart, Lung, and Blood Institute – NHLBI (Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia), mỗi người nên xét nghiệm mỡ máu khoảng 5 năm 1 lần và bắt đầu trong độ tuổi 9 đến 11. Đặc biệt, nam giới từ 45 tuổi đến 65 tuổi và nữ giới từ 55 tuổi đến 65 tuổi nên thực hiện xét nghiệm này thường xuyên hơn, khoảng 1 đến 2 năm mỗi lần. Ngoài ra, những người đang điều trị cholesterol cao cũng cần làm xét nghiệm này thường xuyên để theo dõi hiệu quả.2
Bên cạnh đó, bạn cần kiểm tra các chỉ số mỡ máu nhiều hơn nếu kết quả xét nghiệm ban đầu có dấu hiệu bất thường, đã mắc bệnh động mạch vành, đang dùng thuốc hạ cholesterol. Điều này cũng cần thực hiện ở người có nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành, bao gồm:2
- Tiền sử gia đình có người thân bị cholesterol cao hoặc đau tim.
- Thừa cân.
- Không tập thể dục, thể thao.
- Mắc bệnh đái tháo đường.
- Ăn uống không lành mạnh.
- Hút thuốc lá.
Hiện nay, ngày càng nhiều người mắc các bệnh do rối loạn mỡ máu, đặc biệt là những nhân viên văn phòng ít vận động vì đặc thù công việc. Bạn nên kiểm tra các chỉ số lipid máu theo khuyến cáo của bác sĩ để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh. Bên cạnh đó, xét nghiệm càng sớm càng tốt cũng giúp việc điều trị dễ dàng hơn nếu bạn đang mắc bệnh nhưng chưa biểu hiện ra triệu chứng.
Quy trình thực hiện xét nghiệm mỡ máu
Trước khi xét nghiệm
Đối tượng xét nghiệm sẽ được yêu cầu nhịn ăn từ 9 đến 12 giờ trước khi kiểm tra. Hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ và kỹ thuật viên xét nghiệm để đảm bảo độ chính xác của kết quả xét nghiệm.2
Trước khi xét nghiệm, hãy nói với bác sĩ về:
- Các triệu chứng hoặc bệnh lý đang mắc phải.
- Lịch sử sức khỏe tim mạch của gia đình.
- Tất cả các loại thuốc và thực phẩm chức năng đang sử dụng.
- Nếu bạn đang dùng các loại thuốc có thể làm tăng mức cholesterol, chẳng hạn như thuốc tránh thai, bác sĩ có thể yêu cầu ngừng dùng thuốc vài ngày trước khi xét nghiệm.
Cách thực hiện xét nghiệm
Xét nghiệm mỡ máu là một xét nghiệm máu lấy mẫu thử từ tĩnh mạch, thường là từ cánh tay. Ngoài ra, kỹ thuật viên cũng có thể thu thập máu từ ngón tay để phục vụ cho xét nghiệm này.
Quá trình thường diễn ra lần lượt như sau:2
- Đầu tiên, bác sĩ/kỹ thuật viên sẽ vệ sinh vị trí lấy máu bằng dung dịch sát trùng.
- Dây garô thun sẽ được quấn quanh vị trí lấy máu để lượng máu bơm về tĩnh mạch nhiều hơn.
- Sau khi đâm kim, một lượng nhỏ máu được thu thập vào ống tiêm. Garô được tháo ra để máu lưu thông.
- Khi đã lấy đủ máu, kỹ thuật viên sẽ rút kim ra và băng vị trí lấy máu lại.
Quá trình lấy mẫu có thể kéo dài một vài phút. Có thể đau nhẹ hoặc vết bầm tím nhỏ tại vị trí đâm kim. Hầu hết cái phản ứng phụ này thường biến mất nhanh chóng.
Sau khi xét nghiệm
Xét nghiệm mỡ máu là xét nghiệm máu cơ bản, không có nhiều rủi ro. Vì thế, bạn có thể trở lại các hoạt động bình thường sau khi thực hiện xét nghiệm. Vì đã được yêu cầu nhịn ăn trước đó, nên bạn có thể ăn nhẹ sau khi kết thúc xét nghiệm mỡ máu.
Xét nghiệm mỡ máu bao gồm những gì? Các chỉ số và ý nghĩa của chúng
Một xét nghiệm mỡ máu bao gồm việc xác định bốn loại chất béo trong máu. Chúng bao gồm: cholesterol toàn phần, cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL), chất béo trung tính (triglyceride).2
Xét nghiệm cholesterol
Xét nghiệm cholesterol sẽ đo tổng hàm lượng cholesterol trong máu, xác định lượng mỡ máu tốt và xấu. Xét nghiệm này gồm các chỉ số cholesterol toàn phần, chỉ số LDL (low-density lipoprotein) – lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (còn gọi là cholesterol xấu), chỉ số HDL (high-density lipoprotein) – lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao (cholesterol tốt).
Trong đó:
- HDL (high-density lipoprotein) là loại lipoprotein hấp thụ cholesterol trong máu và mang nó đến gan để thải ra khỏi cơ thể. Chỉ số HDL cao có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
- LDL (low-density lipoprotein) tạo nên hầu hết lượng cholesterol trong cơ thể. Nếu chỉ số LDL cao tức là cơ thể đang có quá nhiều LDL cholesterol. LDL cholesterol có thể tích tụ trên thành mạch máu, được gọi là “mảng bám” và nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tim và đột quỵ.
- Cholesterol toàn phần là thước đo tổng lượng cholesterol trong máu. Chỉ số này bao gồm cả cholesterol tốt (HDL) và cholesterol xấu (LDL).
Kết quả xét nghiệm cholesterol cao có thể do tuổi tác, cân nặng hoặc do các vấn đề sức khỏe như huyết áp cao, đái tháo đường. Mỗi loại cholesterol sẽ có nồng độ khác nhau, cụ thể như sau:
Loại cholesterol | Mức độ bình thường | Ngoài mức độ bình thường |
Cholesterol toàn phần | 200 mg/dL hoặc ít hơn | 201 mg/dL đến 240 mg/dL: giới hạn trên.
Hơn 240 mg/dL: cao. |
HDL (cholesterol tốt) | 40 mg/dL đến 59 mg/dL | 60 mg/dL hoặc cao hơn: chỉ số tốt, giúp ngăn ngừa bệnh trên tim mạch.
Dưới 40 mg/dL: chỉ số thắp, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trên tim mạch. |
LDL (cholesterol xấu) | Dưới 100 mg/dL là mức lý tưởng | 100 mg/dL đến 129 mg/dL: mức này có thể vẫn tốt và tùy thuộc vào sức khỏe mỗi người.
130 mg/dL đến 159 mg/dL: giới hạn trên. 160 mg/dL đến 189 mg/dL: cao. 190 mg/dL trở lên: rất cao. |
Xét nghiệm Triglycerid
Triglyceride là một loại chất béo có trong máu và được sử dụng để tạo năng lượng cho cơ thể.
Nếu chỉ số Triglycerid cao kèm theo chỉ số HDL thấp và/hoặc chỉ số LDL cao có thể làm tăng nguyên cơ xuất hiện các vấn đề về sức khỏe. Ví dụ như đau tim.
Xét nghiệm Triglycerid hay còn gọi là xét nghiệm tìm chất béo trung tính trong máu. Đây là một phần của gói xét nghiệm mỡ máu.
Bạn có thể tham khảo các mức Triglycerid sau đây:
- 150 mg/dL hoặc ít hơn: chỉ số bình thường, là mức bác sĩ khuyến khích.
- 150 mg/dL đến 199 mg/dL: giới hạn trên, đang có nguy cơ mắc bệnh tim.
- 200 mg/dL đến 499 mg/dL: chỉ số cao, người xét nghiệm có nguy cơ mắc bệnh tim cao.
- 500 mg/dL trở lên: chỉ số rất cao. Nếu chỉ số Triglycerid lúc đói trên 1000 mg/dL người bệnh có nguy cơ mắc viêm tụy và cần điều trị để giảm chất béo trung tính.
Nồng độ chất béo trung tính cao hơn bình thường cảnh báo nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, đột quỵ và các tình trạng khác có liên quan đến động mạch.
Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm
Thực phẩm có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Chất béo bão hòa và cholesterol trong thực phẩm làm cho mức cholesterol trong máu của bạn tăng lên. Vì thế, trước khi xét nghiệm mỡ máu, bạn cần nhịn ăn theo yêu cầu của cơ sở xét nghiệm.
Một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ chất béo trung tính trong máu. Vì vậy hãy nói rõ các loại thuốc bạn đang dùng cho bác sĩ biết trước khi xét nghiệm.
Một số bệnh lý khác có thể làm tăng Triglycerid trong máu, bao gồm:
- Suy thận.
- Bệnh gan.
- Bệnh tuyến giáp.
- Rối loạn sử dụng rượu (AUD).
- Bệnh tiểu đường.
- Béo phì.
Xét nghiệm mỡ máu có cần nhịn ăn không? Lưu ý khi xét nghiệm mỡ máu
Bạn có thể cần nhịn ăn từ 9 đến 12 giờ trước khi xét nghiệm cholesterol. Để đảm bảo sự chính xác của kết quả xét nghiệm, bạn nên thực hiện theo yêu cầu nhịn ăn của bác sĩ.
Thủ tục lấy máu phụ vụ cho xét nghiệm mỡ máu thường được thực hiện vào buổi sáng.2
Có rất ít rủi ro khi xét nghiệm máu. Bạn có thể cảm thấy đau nhẹ hoặc bầm tím tại chỗ kim tiêm được đưa vào, nhưng hầu hết các triệu chứng sẽ nhanh chóng biến mất.
Xét nghiệm mỡ máu ở đâu?
Mỡ máu là một loại xét nghiệm cơ bản và có nhiều cơ sở trên cả nước thực hiện xét nghiệm này. Vì thế, nên xét nghiệm mỡ máu ở đâu? là thắc mắc thường gặp phải. Bạn đọc và gia đình có thể đến các đơn vị bệnh viện, trung tâm xét nghiệm uy tín để làm xét nghiệm mỡ máu. Có thể dựa vào các tiêu chí sau đây để lựa chọn đơn vị thực hiện xét nghiệm:
- Đơn vị xét nghiệm nhận được sự đánh giá tốt và tin tưởng từ khách hàng. Phản hồi tốt của khách hàng là một trong những yếu tố giúp phát triển thương hiệu đơn vị xét nghiệm.
- Cơ sở xét nghiệm hợp pháp, đạt các tiêu chuẩn và được cấp phép từ cơ quan y tế.
- Đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên vững chuyên môn, thao tác chuyên nghiệp, tư vấn tận tâm.
- Có trang thiết bị, công nghệ xét nghiệm tiên tiến để đảm bảo độ chính xác của kết quả xét nghiệm.
Dưới đây là một số đơn vị xét nghiệm mà bạn đọc có thể tham khảo.
Cơ sở xét nghiệm tại miền Bắc
Bệnh viện Bạch Mai: 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
Bệnh viện – Phòng khám Đa khoa Medlatec:
- Cơ sở 1: 42 – 44 Nghĩa Dũng, Phúc xá, Ba Đình, Hà Nội.
- Cơ sở 2: Số 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội.
- Cơ sở 3: Số 3 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.
Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên: Số 479, đường Lương Ngọc Quyến, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Time City: 458 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Cơ sở xét nghiệm tại miền Trung
Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông: Số 136 và 143 Nguyễn Phong Sắc, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Bệnh viện Đà Nẵng: 124 Hải Phòng, Thạch Thang, thành phố Đà Nẵng.
Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Đà Nẵng: Đường 30 tháng 4, Khu dân cư số 4 Nguyễn Tri Phương, Phường Hòa Cường Bắc, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
Phòng khám Đa khoa Medlatec Thanh Hóa: Số 12-14 Phạm Ngũ Lão, phường Đông Sơn, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
Cơ sở xét nghiệm tại miền Nam
Bệnh viện Chợ Rẫy: 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP.HCM.
Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM:
- Cơ sở 1: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP.HCM.
- Cơ sở 2: 201 Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5,TP.HCM.
- Cơ sở 3: 221B Hoàng Văn Thụ, phường 8, quận Phú Nhuận, TP.HCM.
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch: 120 Hồng Bàng, phường 12, quận 5, TP.HCM.
Bệnh viện Hùng Vương: 128 Hồng Bàng. phường 12. quận 5. TP.HCM.
Bệnh viện Nhân dân 115: 527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TP.HCM.
Bệnh viện Quân y 175: 786 Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Gò Vấp, TP.HCM.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park: 208 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ: 315 Nguyễn Văn Linh, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ: Số 04 Châu Văn Liêm, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Xét nghiệm mỡ máu bao nhiêu tiền?
Chi phí của xét nghiệm mỡ máu cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Để người đọc phần nào rõ hơn về vấn đề này. Klept.com.vn đã tổng hợp chi phí xét nghiệm mỡ máu tại một số cơ sở trên phạm vi cả nước. Bạn đọc lưu ý. chi phí sau có thể thay đổi tùy theo thời điểm và các dịch vụ thăm khám kèm theo. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!
Tên cơ sở | Giá tham khảo |
Bệnh viện Bạch Mai | Định lượng Cholesterol toàn phần/HDL – C (High density lipoprotein Cholesterol)/LDL – C (Low density lipoprotein Cholesterol)/Triglycerid: 26.900 – 27.000 VNĐ. |
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 | Hiện nay, chưa có thông tin cụ thể về giá của dịch vụ xét nghiệm mỡ máu ở cơ sở. Đọc giả có thể liên hệ SĐT: 069. 572400 hoặc Email: bvtuqd108@benhvien108.vn để tìm hiểu về dịch vụ này. Bạn đọc cũng có thể đến trực tiếp bệnh viện theo khung giờ làm việc thứ 2 đến thứ 7, từ 6 giờ 30 đến 17 giờ. |
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc | Định lượng Cholesterol toàn phần (máu): 78.000 VNĐ.
Định lượng Triglycerid (máu): 78.000 VNĐ. Định lượng HDL-C (High density lipoprotein Cholesterol) (máu): 96.000 VNĐ. Định lượng LDL-C (Low density lipoprotein Cholesterol) (máu): 96.000 VNĐ. |
Bệnh viện – Phòng khám Đa khoa Medlatec | Cholesterol
HDL-Cholesterol
LDL-Cholesterol.
Triglyceride
|
Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên | Định lượng Cholesterol toàn phần (máu)/HDL-C (High density lipoprotein Cholesterol) (máu)/LDL – C (Low density lipoprotein Cholesterol) (máu)/Triglycerid (máu):
|
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Time City | Hiện nay, chưa có thông tin cụ thể về giá của dịch vụ xét nghiệm mỡ máu ở cơ sở. Đọc giả có thể liên hệ SĐT: 024 3974 3556 hoặc đến bệnh viện theo khung giờ làm việc sau để tìm hiểu về dịch vụ này nhé:
Từ Thứ 2 đến Thứ 6:
Thứ 7: Sáng: 08:00 – 12:00. |
Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông | Định lượng Cholesterol toàn phần/HDL-C (High density lipoprotein Cholesterol) (máu)/LDL – C (Low density lipoprotein Cholesterol) (máu)/Triglycerid (máu): 26.900 VNĐ. |
Bệnh viện Đà Nẵng | Định lượng Cholesterol toàn phần/HDL Cholesterol/LDL Cholesterol/Triglyceride: 26.800 VNĐ. |
Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Đà Nẵng | Hiện nay, chưa có thông tin cụ thể về giá của dịch vụ xét nghiệm mỡ máu ở cơ sở. Đọc giả có thể liên hệ SĐT: 0236 3711 111 hoặc đến bệnh viện theo khung giờ làm việc sau để tìm hiểu về dịch vụ này nhé:
Từ Thứ 2 đến Thứ 6:
Thứ 7: Sáng: 08:00 – 12:00. |
Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM | Định lượng HDL-C (High density lipoprotein Cholesterol)
|
Bệnh viện Chợ Rẫy | Định lượng Cholesterol toàn phần (máu)/HDL-C (High density lipoprotein Cholesterol)/LDL – C (Low density lipoprotein Cholesterol)/Triglycerid (máu): 26.900 VNĐ. |
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch | Định lượng Cholesterol toàn phần (máu)/HDL-C (High density lipoprotein Cholesterol)/LDL – C (Low density lipoprotein Cholesterol)/Triglycerid (máu): 26.900 VNĐ. |
Bệnh viện Hùng Vương | Định lượng cholesterol toàn phần (máu)/HDL – C (High density lipoprotein Cholesterol) (máu)/LDL – C (Low density lipoprotein Cholesterol) (máu)/Triglycerid (máu):
|
Bệnh viện Nhân dân 115 | Định lượng Triglyceride/Cholesterol toàn phần/HDL – Cholesterol/LDL – Cholesterol 26.900 VNĐ. |
Bệnh viện Quân y 175 | Định lượng Cholesterol toàn phần (máu)/Định lượng HDL-C (High density lipoprotein Cholesterol) (máu)/ Định lượng LDL – C (Low density lipoprotein Cholesterol) (máu)/Triglycerid (máu):
|
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park | Hiện nay, chưa có thông tin cụ thể về giá của dịch vụ xét nghiệm mỡ máu ở cơ sở. Đọc giả có thể liên hệ SĐT: 0283 6221 166 hoặc đến bệnh viện theo khung giờ làm việc sau để tìm hiểu về dịch vụ này nhé:
Từ Thứ 2 đến Thứ 6:
Thứ 7: Sáng: 08:00 – 12:00. |
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ | Cholesterol toàn phần/HDL-cholesterol/LDL-cholesterol/Triglycerid: 26.900 VNĐ. |
Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ | Định lượng Cholesterol toàn phần (máu)/HDL-C (High density lipoprotein Cholesterol) (máu)/LDL-C (Low density lipoprotein Cholesterol) (máu)/Triglycerid: 26.900 VNĐ. |
Nếu bạn là người có nguy cơ cao mắc các bệnh do rối loạn lipid, hãy đến bệnh viện để tiến hành xét nghiệm mỡ máu. Bên cạnh đó. một người ít vận động cũng nên chủ động tầm soát sức khỏe thường xuyên để luôn lam chủ các vấn đề sức khỏe. Điều này đảm bảo cuộc sống chất lượng và khỏe mạnh.