Xét nghiệm LDH hiện nay là một trong những phương án thường quy, hỗ trợ đội ngũ y bác sĩ tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị các bệnh liên quan đến viêm nhiễm, tổn thương mô, cơ. Đồng thời, chỉ định này còn giúp phát hiện sớm các bệnh lý đe dọa đến tính mạng, cuộc sống người bệnh như ung thư, viêm gan, suy thận. Hãy cùng Klept.com.vn tìm hiểu rõ hơn về xét nghiệm LDH huyết thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về LDH
LDH là Lactate dehydrogenase – một loại enzyme có mặt trong nhiều mô, cơ của cơ thể và chỉ xuất hiện trong máu khi có tổn thương liên quan đến tế bào. Dựa theo mục đích xét nghiệm, LDH được chia thành 5 loại, bao gồm:
- LDH-1: Ngay tại vị trí tiêm, tế bào có màu đỏ, ở thận và các mầm tế bào mới hình thành.
- LDH-2: Chủ yếu ở các tế bào màu đỏ, tim, một phần nhỏ tại thận.
- LDH-3: Chủ yếu tại phổi và các mô liên quan.
- LDH-4: Chủ yếu ở các tế bào màu trắng, các hạch bạch huyết và ở cơ bắp, gan.
- LDH-5: Chủ yếu là tại gan và cơ vân.
Xét nghiệm LDH là gì?
Xét nghiệm LDH máu là xét nghiệm được thực hiện thông qua định lượng máu nhằm chẩn đoán và theo dõi tình trạng bệnh lý của cơ thể. Trong trường hợp các tế bào bị tổn thương hoặc có bất thường xảy ra, LDH trong xét nghiệm sẽ được phóng thích vào máu (còn bình thường đây là enzyme có mặt trong nhiều mô, cơ của cơ thể).
Xét nghiệm LDH máu thường được chỉ định khi nghi ngờ có sự thương tổn các mô, cơ quan hoặc bệnh nhân có một trong số những bệnh nền như mất máu, tai biến mạch máu não, ung thư, nhiễm trùng nặng,… Kết quả đo được chỉ thể hiện có sự tổn thương hay không, không chỉ rõ được đó là mô hay cơ quan nào nên thường được chỉ định thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán tình trạng bệnh một cách cụ thể, rõ ràng nhất.2
Lợi ích của xét nghiệm LDH trong lâm sàng
Các lợi ích trong lâm sàng của xét nghiệm LDH bao gồm:
- Giúp phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến thận, ung thư, gan.
- Xác định đúng vị trí, độ nghiêm trọng của mô cơ bị tổn thương trong cơ thể.
- Theo dõi tình trạng tổn thương mô, ví dụ như thiếu máu, bệnh nội tạng và một số loại nhiễm trùng.
- Đánh giá độ nghiêm trọng của một số loại ung thư.
- Theo dõi sự hiệu quả trong việc hoá trị ung thư.
- Trong trường hợp tai nạn, chấn thương, LDH trong xét nghiệm máu giúp bác sĩ biết được các chấn thương va chạm gây ảnh hưởng đến tế bào để có phác đồ ứng biến phù hợp.
- Xác định bệnh nhân có mắc bệnh thiếu máu hay tan máu bất ngờ không. Bởi LDH cao là nguyên do chủ yếu gây ra các bệnh lý tan máu, dẫn đến vỡ tế bào máu hay hở van tim.
Đối tượng cần thực hiện xét nghiệm LDH máu
Cần thực hiện xét nghiệm LDH đối với các đối tượng sau đây:
- Nghi ngờ có tình trạng cấp hoặc mãn tính gây tổn thương mô và các cơ quan.
- Bệnh nhân đang nhiễm trùng nặng, hoặc gặp các bệnh lý liên quan đến thiếu máu tán huyết, nguyên bào khổng lồ, bệnh thận, bệnh gan.
- Bệnh nhân bị nghi ngờ là mắc ung thư hoặc đang điều trị ung thư.
Quy trình xét nghiệm LDH
Ở người lớn:
- Bước 1: Tìm tĩnh mạch dễ tiếp cận. Làm phồng tĩnh mạch bằng cách quấn dây cao su gần khu vực cần lấy mẫu.
- Bước 2: Làm sạch vùng cần lấy mẫu xét nghiệm bằng thuốc sát trùng.
- Bước 3: Nhẹ nhàng đưa kim vào tĩnh mạch, máu chảy vào một ống gắn liền.
- Bước 4: Tháo dụng cụ làm phồng, sau đó là kim. Dán băng dính bảo vệ vị trí lấy mẫu.
Ở trẻ sơ sinh: Có thể dùng lưỡi trích để lấy mẫu máu. Thường sẽ gây đau khi mũi tiêm đâm vào da và xuất hiện 1 số cơn đau sau đó.
Cách đọc kết quả xét nghiệm LDH máu
Xét nghiệm máu LDH cho kết quả thay đổi tuỳ theo độ tuổi và từng loại phòng thí nghiệm khác nhau. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có mức LDH xét nghiệm cao hơn nhiều so với trẻ thuộc nhóm từ 2 tuổi trở lên và người lớn. Giá trị bình thường của LDH máu có thể tham khảo theo bảng sau:
Tuổi | Mức LDH bình thường |
0 đến 10 ngày tuổi | 290 – 2000 U/L |
10 ngày tuổi – 2 tuổi | 180 – 430 U/L |
2 – 12 tuổi | 110 – 295 U/L |
Trên 12 tuổi | 100 – 190 U/L |
Trường hợp giá trị LDH huyết cao
Giá trị LDH cao là dấu hiệu tổn thương mô. Dựa vào nồng độ loại isoenzyme cao hơn để dự đoán vị trí tổn thương mô.
Nếu LDH quá cao có thể do suy đa cơ quan hoặc bệnh diễn tiến nặng, điều trị không hiệu quả. Bác sĩ có thể yêu cầu thêm một số chẩn đoán liên quan đến ALT, AST, ALP để chẩn đoán chính xác vị trí thương tổn.
Việc kết quả xét nghiệm LDH cao cũng có thể do vận động quá mức, dùng quá nhiều vitamin C hoặc sử dụng một số loại thuốc như aspirin, thuốc gây mê,… Các bác sĩ sẽ hỏi thêm về thói quen hằng ngày để đánh giá đúng nguyên nhân bệnh.
Trường hợp giá trị LDH huyết thấp2
Mức LDH huyết thấp là trường hợp hiếm gặp.
Tình trạng này có thể do di truyền loại hiếm gặp như thiếu hụt lactate dehydrogenase A (bệnh dự trữ glycogen XI) hoặc thiếu hụt lactate dehydrogenase B.
Tiêu thụ nhiều vitamin C có thể gây ra kết quả xét nghiệm LDH thấp giả.
Những lưu ý khi xét nghiệm LDH
Trước khi làm xét nghiệm:
- Thông báo cho bác sĩ các triệu chứng bệnh lý, loại thuốc và thực phẩm đang sử dụng.
- Chuẩn bị sẵn câu hỏi nếu có thắc mắc.
Sau khi xét nghiệm:
- Xét nghiệm máu rất phổ biến và xét nghiệm thiết yếu trong sàng lọc y tế nên có rất ít rủi ro khi tiến hành.
- Có thể xuất hiện cảm giác đau và vết bầm tím tại vị trí lấy mẫu, tuy nhiên những triệu chứng này thường biến mất nhanh chóng.
Xét nghiệm LDH ở đâu?
Xét nghiệm LDH máu hiện nay là một xét nghiệm vô cùng đơn giản và phổ biến. Vì thế hầu hết các cơ sở y tế hiện nay đều có đủ khả năng thực hiện các xét nghiệm này. Tuỳ thuộc vào nhu cầu cá nhân và tình trạng bệnh để có thể lựa chọn cơ sở xét nghiệm đáp ứng được mong muốn và giải đáp được thắc mắc cho cá nhân mỗi người.
Dưới đây là một số địa chỉ xét nghiệm uy tín mà quý đọc giả có thể tham khảo:
Một số cơ sở xét nghiệm LDH tại TP.HCM:
- Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP.HCM: 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP.HCM.
- Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới: 764 đường Võ Văn Kiệt, phường 1, quận 5, TP.HCM.
- Phòng khám Medic Sài Gòn: 254 Hòa Hảo, quận 10, TP.HCM.
Một số cơ sở xét nghiệm LDH tại Hà Nội:
- Bệnh viện Việt Đức: 40 Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Bệnh viện Bạch Mai: 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Viện Huyết học – Truyền máu Trung Ương: Phố Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Xét nghiệm LDH giá bao nhiêu?
Dưới đây là bảng giá xét nghiệm LDH tại một số đơn vị, cơ sở y tế điển hình. Tuy nhiên, chi phí này chỉ mang tính chất tham khảo, giá thực tế có thể thay đổi tuỳ nhu cầu cụ thể của đối tượng bệnh và tình hình thực tế tại thời điểm xét nghiệm. Độc giả có thể liên hệ trực tiếp cơ sở xét nghiệm để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất nhé!
Tên cơ sở xét nghiệm | Giá tham khảo |
Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP.HCM | 25.000 VNĐ |
Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới | 26.900 VNĐ |
Phòng khám Medic Sài Gòn | 25.000 VNĐ |
Bệnh viện Việt Đức | 25.000 VNĐ |
Bệnh viện Bạch Mai | 40.000 VNĐ |
Viện Huyết học – Truyền máu Trung Ương | 42.000 VNĐ |
Xét nghiệm LDH huyết là một xét nghiệm phổ biến, mang tính chuyên biệt cao và có độ tin cậy nhất định. Việc tiến hành xét nghiệm khi nghi ngờ có hiện diện thương tổn tế bào là vô cùng cần thiết. Mong rằng mỗi chúng ta sẽ tự trang bị cho mình những kiến thức đúng về các xét nghiệm cần thiết, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống để hạn chế khả năng bệnh tật.