Trong chế độ ăn hằng ngày, carbohydrate từ thức ăn sẽ được cơ thể chuyển hóa thành glucose và sử dụng chúng làm năng lượng cho các hoạt động. Chính vì thế, khi lượng glucose trong cơ thể tăng quá mức hoặc giảm quá mức có thể là chỉ dấu cho một số bệnh lý. Khi có các dấu hiệu bất thường, bác sĩ thường sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm glucose. Vậy xét nghiệm glucose là gì? Có những phương pháp nào phổ biến? Chúng hay hãy cùng Thạc sĩ, Klept.com.vn tìm hiểu thông qua bài viết về xét nghiệm glucose dưới đây nhé!
Chỉ số glucose là gì? Xét nghiệm glucose là gì?
Glucose máu hay còn gọi là đường huyết có vai trò cung cấp năng lượng nhờ máu đưa đến tất cả các tế bào trong cơ thể. Một người cần giữ lượng đường trong máu trong ngưỡng an toàn để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim. Cơ thể có thể lấy đường này từ chế độ ăn uống của họ. Ngoài ra, glucose máu cũng thay đổi bởi quá trình tổng hợp glucose và quá trình phân hủy glucose dự trữ. Chỉ số glucose máu cho biết lượng glucose có trong máu tại 1 thời điểm nhất định. Mức đường huyết có thể thay đổi trong ngày. Sau khi ăn, mức độ tăng lên và sau đó ổn định sau khoảng một giờ.
Xét nghiệm định lượng glucose có thể hiểu đơn giản là định lượng đường trong máu của bạn. Các bác sĩ thường yêu cầu xét nghiệm glucose để giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường. Những người đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường có thể sử dụng xét nghiệm này để kiểm soát tình trạng bệnh của họ.2
Chỉ số glucose bao nhiêu là bình thường?
Chỉ số xét nghiệm glucose được xem như bình thường theo bảng sau:
Thời gian trong ngày | Mức đường huyết mục tiêu cho người không mắc bệnh tiểu đường | Mức đường huyết mục tiêu cho người mắc bệnh tiểu đường |
Trước bữa ăn hoặc khi đói | 72 – 99 mg/dL | 80 – 130 mg/dL |
2 giờ sau ăn | Dưới 140mg/dL | Dưới 180 mg/dL |
Khi nồng độ glucose giảm xuống dưới 70 mg/dL được coi là hạ đường huyết. Nguyên nhân gây hiện tượng này là do:
- Dùng quá nhiều insulin.
- Không ăn đủ lượng carbohydrates so với lượng insulin đang dùng dùng.
- Thời điểm dùng insulin.
- Số lượng và thời gian của hoạt động thể chất.
- Uống rượu.
- Khẩu phần ăn không hợp lý.
- Thời tiết nóng ẩm.
- Thay đổi độ cao.
- Bước qua tuổi dậy thì.
- Hành kinh.
Khi nồng độ glucose tăng trên 180 mg/dL được coi là tăng đường huyết. Nguyên nhân gây hiện tượng này là do:
- Không cung cấp đủ insulin (đái tháo đường type 1).
- Cơ thể có thể có đủ insulin, nhưng nó không hiệu quả như mong muốn (đái tháo đường type 2).
- Ăn nhiều hoặc ít tập thể dục.
- Căng thẳng do bệnh, cảm lạnh hoặc cúm.
- Căng thẳng khác về vấn đề xã hội như xung đột gia đình, học tập, tình cảm.
Đối tượng cần thực hiện xét nghiệm glucose
Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm glucose đối với người có các triệu chứng về mức đường huyết cao hoặc mức đường huyết thấp.
Các triệu chứng của mức đường huyết cao bao gồm:
- Tăng khát và đi tiểu.
- Nhìn mờ.
- Mệt mỏi.
- Vết loét không lành.
- Giảm cân khi không cố gắng giảm cân.
- Tê hoặc ngứa ran ở bàn chân hoặc bàn tay của bạn.
Các triệu chứng của mức đường huyết thấp bao gồm:
- Cảm thấy run hoặc bồn chồn.
- Mệt mỏi.
- Cảm thấy chóng mặt, bối rối hoặc cáu kỉnh.
- Đau đầu.
- Nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim..
- Gặp khó khăn khi nhìn hoặc nói rõ ràng.
- Ngất hoặc co giật.
Xét nghiệm glucose máu còn được thực hiện nếu có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao:
- Thừa cân hoặc béo phì.
- Trên 45 tuổi.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.
- Cao huyết áp.
- Không tập thể dục đủ.
- Từng có bệnh tim hoặc đột quỵ.
- Tiền sử bệnh tiểu đường thai kỳ.
Nếu đang mang thai, bạn có thể sẽ được xét nghiệm này vào giữa tuần thứ 24 và 28 của thai kỳ để kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ.
Bên cạnh đó, đối với người bệnh được chẩn đoán đái tháo đường, bác sĩ sẽ quyết định thời gian xét nghiệm glucose của người bệnh. Thường là vào mỗi đợt khám sức khỏe định kì, nếu người bệnh có nguy cơ cao. Tần suất thực hiện xét nghiệm glucose máu thường phụ thuộc vào loại bệnh tiểu đường bạn mắc phải và kế hoạch điều trị của bạn.
Những phương pháp xét nghiệm và kết quả xét nghiệm glucose
Xét nghiệm glucose trong máu (tĩnh mạch)
Quy trình xét nghiệm glucose trong máu tại tĩnh mạch tay như sau: khử trùng, buộc một sợi dây thun quanh cánh tay làm cho tĩnh mạch nổi lên. Sau đó, nhân viên y tế đưa một cây kim vô trùng vào tĩnh mạch. Máu được rút vào một ống gắn với kim. Khi lấy máu xong, nhân viên y tế sẽ rút kim ra và dán băng cá nhân lại vết lấy máu. Sau đó, mẫu máu được gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm.2
1. Glucose lúc đói
Khi xét nghiệm glucose máu lúc đói bạn không được ăn hoặc uống bất cứ thứ gì ngoại trừ nước trong 8 giờ trước khi xét nghiệm. Vì thế, mọi người thường xét nghiệm vào buổi sáng để không phải nhịn ăn trong ngày. Nhịn ăn trước khi xét nghiệm glucose máu rất quan trọng vì sẽ cho kết quả chính xác hơn.2
Theo ADA, kết quả của chỉ số glucose đói có thể đánh giá như sau:
- Bình thường : dưới 100 mg/dL.
- Tiền tiểu đường: từ 100 mg/dL đến 126 mg/dL.
- Tiểu đường: trên 126 mg/dL.
2. Glucose ngẫu nhiên
Xét nghiệm glucose ngẫu nhiên (không nhịn ăn) không yêu cầu bạn không ăn hoặc uống trước khi xét nghiệm. Bác sĩ có thể sẽ cho thực hiện đo ngẫu nhiên trong ngày để xem mức độ glucose của bạn thay đổi như thế nào.2
Theo ADA, bệnh tiểu đường được chẩn đoán khi đường huyết lớn hơn hoặc bằng 200 mg/dL.
Xét nghiệm glucose niệu (glucose trong nước tiểu)
Quy trình lấy mẫu glucose niệu như sau: Nhân viên y tế sẽ đưa một cốc nhựa có nắp để mẫu nước tiểu. Người thực hiện xét nghiệm nên rửa tay và sử dụng khăn giấy ẩm để lau khu vực xung quanh bộ phận sinh dục. Bỏ lượng nhỏ nước tiểu đầu sau đó đặt cốc và lấy lượng nước tiểu khoảng nửa cốc. Đậy nắp cốc và không chạm vào thành cốc. Đưa mẫu cho nhân viên y tế. Họ sẽ sử dụng một thiết bị gọi là que thử để đo lượng đường. Thử nghiệm bằng que nhúng thường có thể được thực hiện ngay tại chỗ, vì vậy có thể nhận được kết quả trong vòng vài phút.
Chỉ số glucose trong nước tiểu mức bình thường là dưới 0,8 mmol/L. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ thực hiện một xét nghiệm máu đơn giản để xác định chẩn đoán. Tuy nhiên, lượng glucose cao trong nước tiểu có thể do mang thai hoặc bệnh về đường niệu ở thận do có thể làm cho lượng đường trong nước tiểu cao ngay cả khi lượng đường trong máu bình thường.
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống
Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống là một xét nghiệm kéo dài hai giờ để kiểm tra mức đường huyết trước và hai giờ sau khi uống một thức uống ngọt đặc biệt (thường chứa 75 g glucose). Bệnh tiểu đường được chẩn đoán khi đường huyết hai giờ lớn hơn hoặc bằng 200 mg/dl. Cụ thể:
- Bình thường : dưới 140 mg/dL.
- Tiền tiểu đường: từ 140 mg/dL đến 199 mg/dL.
- Tiểu đường: từ 200 mg/dL.
Xét nghiệm glucose khi mang thai
Trong một số trường hợp, người mang thai sẽ có lượng glucose trong máu cao trong khi mang thai. Đây được gọi là bệnh tiểu đường thai kỳ. Hầu hết những người mang thai đều được làm xét nghiệm glucose cho bà bầu trong khoảng từ tuần thứ 24 đến 28.
Để chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm thử glucose máu loại glucose challenge test. Trong xét nghiệm này, bạn sẽ được yêu cầu uống đồ uống có đường. Sau đó, đợi một giờ rồi lấy máu. Xét nghiệm này không yêu cầu nhịn ăn. Kết quả bình thường là mức 140 mg/dL hoặc thấp hơn. Nếu kết quả bất thường, bác sĩ sẽ cho làm thêm xét nghiệm dung nạp glucose khi mang thai. Bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nếu hai hoặc nhiều giá trị glucose giảm bằng hoặc cao hơn ngưỡng glucose bình thường.2
Xét nghiệm này hoàn toàn an toàn với mẹ và bé người đang mang thai đừng quá lo lắng.
Những yếu tố có thể làm ảnh hưởng kết quả xét nghiệm glucose
Thuốc:2
- Trước khi xét nghiệm, báo cho bác sĩ biết về các loại thuốc đang sử dụng: thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và thực phẩm chức năng từ thảo dược.
- Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết như: thuốc corticosteroid, thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai, liệu pháp hormone aspirin (Bufferin), thuốc chống loạn thần, liti, epinephrine (Adrenalin), thuốc chống trầm cảm ba vòng chất ức chế monoamine oxidase (MAOIs), phenytoin, thuốc sulfonylurea,…
Căng thẳng: gây tăng tạm thời lượng glucose.2
Ngoài ra còn có: vừa mới trải qua phẫu thuật, nhồi máu cơ tim,…cũng khiến lượng glucose thay đổi.2
Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm glucose
Chỉ có xét nghiệm glucose ngẫu nhiên là không cần phải nhịn ăn. Còn lại các xét nghiệm khác phải nhịn ăn ít nhất 8 tiếng để đảm bảo sự chính xác của các kết quả thu được. Bên canh đó, người xét nghiệm cần thông báo cho bác sĩ về các thuốc đang sử dụng để xem xét có ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm không. Từ đó, bác sĩ có thể chỉ định ngừng sử dụng thuốc tạm thời.
Có thể xét nghiệm glucose tại nhà được không?
Nếu bạn bị tiểu đường hoặc có nhu cầu muốn kiểm tra đường huyết thường xuyên mà không cần đến bác sĩ thì có thể dùng máy đo đường huyết hoặc máy đo đường huyết liên tục (CGM).
Cách sử dụng rất đơn giản: Rửa tay thật sạch bằng nước và xà phòng. Sử dụng thiết bị kim lấy máu chích tại đầu ngón tay bất kì. Chạm vào mép que thử cho giọt máu chảy ra từ ngón tay. Gắn que thử vào máy đo. Ghi nhận kết quả hiện thị trên màn hình.2
Xét nghiệm glucose ở đâu?
Các bạn có thể thực hiện xét nghiệm glucose tại các bệnh viện, phòng khám, trung tâm xét nghiệm trên toàn quốc. Đây là một trong những xét nghiệm phổ biến thế nên các bạn có thể dễ dàng tìm nơi thực hiện. Tuy nhiên, cần đến các cơ sở uy tín để đảm bảo kết quả chính xác nhất.
Một đơn vị xét nghiệm uy tín cần thỏa mãn các tiêu chí sau:
- Cơ sở có giấy phép hoạt động được cấp từ cơ quan y tế.
- Máy móc thiết bị, công nghệ xét nghiệm hiện đại.
- Đơn vị có đội ngũ bác sĩ – kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm.
- Nhận được các phản hồi tích cực của khách hàng.
Sau đây là các gợi ý về trung tâm xét nghiệm trên cả nước dành cho bạn tham khảo:
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội : 01 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
- Bệnh viện Bạch Mai: 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Bệnh viện Đà Nẵng: 124 Hải Phòng, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng.
- Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM: Số 1 Trần Hữu Nghiệp, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP.HCM (chi nhánh Khám chữa bệnh).
- Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP.HCM.
Một cơ sở có dịch vụ xét nghiệm glucose tại nhà:
- Phòng khám Đa khoa Meditec: 52 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- MEDLATEC Đà Nẵng: 21 Thái Văn Lung, Hoà Xuân, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
- Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe tại nhà VJcare: 801F, Perfect Building, Lê Thị Hồng Gấm, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP.HCM.
Xét nghiệm glucose bao nhiêu tiền?
Chi phí xét nghiệm glucose thường sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như: phương pháp thực hiện xét nghiệm, các xét nghiệm kèm theo trong gói, cơ sở thực hiện xét nghiệm, thời gian nhận lại kết quả (nhanh hay thông thường), các dịch vụ kèm theo,…
Dưới đây, Klept.com.vn có thống kê giá xét nghiệm glucose của một số đơn vị xét nghiệm. Bạn đọc có thể tham khảo nhé!
Tên đơn vị xét nghiệm | Giá tham khảo xét nghiệm định lượng glucose máu |
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội | 22.000 VNĐ |
Bệnh viện Bạch Mai | 13.900 VNĐ |
Bệnh viện Đà Nẵng | 15.200 VNĐ |
Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM | 20.000 VNĐ |
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM | 25.000 VNĐ |
Cần lưu ý, bảng giá trên đây có thể thay đổi tùy theo tình hình thực tế và chỉ mang tính tham khảo. Bạn đọc có thể đến trực tiếp cơ sở xét nghiệm để có thông tin chi tiết và được tư vấn chính xác hơn nhé!
Hy vọng bài viết trên của Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về xét nghiệm glucose cho bạn đọc. Để đảm bảo sự an toàn trong quá trình xét nghiệm cũng như độ chính xác của kết quả, độc giả và gia đình nên đến những cơ sở xét nghiệm uy tín để thực hiện nhé!