Hậu COVID-19 là tình trạng thường xảy ra ở những người có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến cuộc sống và tiềm ẩn nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Chính vì vậy, hiện nay, nhiều người thường thực hiện các gói khám hậu COVID để kiểm tra sức khỏe. Các gói khám hậu COVID bao gồm gói cơ bản (dành cho những người có triệu chứng nhẹ), gói nâng cao và gói chuyên sâu (dành cho những người mắc di chứng nặng nề hơn). Trong mỗi gói khám sẽ có từng xét nghiệm cụ thể tùy vào từng đối tượng. Trong bài viết dưới đây, Klept.com.vn sẽ đề cập đến xét nghiệm định lượng sắt tự do trong huyết thanh – một trong những xét nghiệm thuộc gói khám hậu COVID chuyên sâu.
Xét nghiệm định lượng sắt là gì?
Vai trò của sắt đối với cơ thể
Sắt tham gia vận chuyển O2 và CO2 trong cơ thể. Sắt chủ yếu thúc đẩy sức khỏe tim mạch, đóng vai trò trong quá trình trao đổi chất. Sắt là yếu tố quan trọng trong quá trình tạo máu, giúp trẻ em tăng trưởng, phát triển và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Do đó khi thiếu sắt thì hệ miễn dịch sẽ suy giảm, tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn gây bệnh.
Trong cơ thể, sắt phân bố chủ yếu trong Hemoglobin (một phân tử protein trong các tế bào hồng cầu. Hemoglobin có chức năng mang oxy từ phổi đến các mô của cơ thể; sau đó trả carbon dioxide từ các mô trở lại phổi); hoặc dự trữ dưới dạng Ferritin, Hemosiderin (protein dự trữ sắt) trong gan, lách, tủy xương. Chỉ có 0.1% sắt lưu hành trong huyết tương dưới dạng kết hợp với Transferrin (một protein được tổng hợp ở gan và có vai trò vận chuyển sắt đi đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể).2
Chuyển hóa sắt đối với bệnh nhân COVID-19
Rối loạn chuyển hóa sắt và thiếu máu là một trong những triệu chứng nghiêm trọng ở bệnh nhân đã từng mắc COVID-19. Nghiên cứu tổng quan hệ thống đánh giá chuyển hóa sắt qua Ferritin, Transferrin, thụ thể Transferrin hòa tan, các nhà nghiên cứu nhận thấy khả năng gắn sắt không bão hòa ở bệnh nhân COVID-19 như sau:
- Nồng độ Ferritin trung bình của bệnh nhân COVID-19 ở mọi lứa tuổi là 777,33 ng/mL.
- Mức độ Ferritin tăng lên khi tuổi càng cao.
- Có sự khác biệt đáng kể về mức Ferritin trung bình được tìm thấy giữa những người khỏi bệnh và người qua đời vì bệnh.
Trong COVID-19, ngoài các triệu chứng liên quan đến chức năng phổi, thì các triệu chứng liên quan đến rối loạn chuyển hóa sắt (máu) cũng cần được quan tâm. Bác sĩ sẽ chẩn đoán và điều trị chứng rối loạn này bằng các biện pháp hỗ trợ cải thiện chức năng Hemoglobin (vận chuyển oxy trong cơ thể).
Vì vậy, khi thực hiện các gói khám hậu COVID, nếu phát hiện những triệu chứng bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm định lượng sắt.
Xét nghiệm định lượng sắt
Xét nghiệm sắt đo các dạng tồn tại khác nhau của sắt trong máu để kiểm tra nồng độ chúng trong cơ thể. Mục đích của xét nghiệm sắt huyết thanh là:
- Kiểm tra xem lượng sắt của bạn có quá thấp, có phải là dấu hiệu của bệnh thiếu máu không.
- Chẩn đoán các dạng thiếu máu.
- Kiểm tra xem nồng độ sắt của bạn, có thể là dấu hiệu của bệnh huyết sắc tố. Đây là một chứng rối loạn di truyền hiếm gặp gây ra tình trạng tích tụ sắt trong cơ thể.
Các xét nghiệm định lượng sắt khác nhau bao gồm:
- Xét nghiệm sắt huyết thanh.
- Xét nghiệm transferrin.
- Tổng khả năng gắn kết với sắt (TIBC): mức độ sắt gắn vào Transferrin và các protein khác trong máu
- Xét nghiệm Ferritin.
Các xét nghiệm có thể thực hiện riêng lẻ hoặc cùng lúc.
Đối tượng cần thực hiện xét nghiệm định lượng trữ sắt trong cơ thể
Bạn có thể cần xét nghiệm nếu có các triệu chứng gợi ý rằng lượng sắt trong cơ thể bạn quá thấp hoặc quá cao. Bên cạnh đó, những người đã và đang mắc COVID-19 cũng được chỉ định thực hiện các xét nghiệm định lượng sắt nếu có các triệu chứng tương tự.
Các triệu chứng gợi ý lượng sắt thấp bao gồm:
- Da nhợt nhạt.
- Mệt mỏi.
- Chóng mặt.
- Hụt hơi.
- Tim đập loạn nhịp.
Các triệu chứng gợi ý lượng sắt cao gồm:
- Đau khớp.
- Đau bụng.
- Thiếu năng lượng.
- Sụt cân.
Quy trình xét nghiệm định lượng sắt trong huyết thanh
Trước khi thực hiện
Thủ thuật định lượng sắt huyết thanh không có yêu cầu đặc biệt nào cho quá trình chuẩn bị. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo kết quả chính xác nhất có thể, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhịn ăn uống từ đêm hôm trước khi thực hiện xét nghiệm.
Trong khi thực hiện
Điều dưỡng, y tá sẽ sử dụng kim tiêm tiệt trùng để lấy máu đem đi phân tích. Vị trí lấy máu thường là máu tĩnh mạch ở mặt trong khuỷu tay. Vì mạch máu ở đây rất dễ tìm thấy. Sau đó, mẫu máu sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để tiến hành kiểm tra nồng độ sắt.
Sau khi thực hiện
Nếu không có chỉ định khác đặc biệt từ bác sĩ, bạn có thể ra về ngay sau khi lấy máu. Kết quả xét nghiệm sẽ có từ vài giờ đến vài ngày. Dựa vào kết quả, bác sĩ có thể đề ra phương hướng điều trị phù hợp với vấn đề bạn gặp phải. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm trước khi đưa ra chẩn đoán cuối cùng.
Kết quả xét nghiệm định lượng sắt
Đơn vị nồng độ sắt trong huyết thanh là mg/dl. Khoảng tham chiếu bình thường là:
- Hàm lượng sắt huyết thanh: 60 – 170 mg/dl
- Độ bão hòa Transferrin: 25 – 35%
- Khả năng gắn sắt tối ưu (TIBC): 240 – 450 mg/dl
Trong đó, Transferrin là một protein trong máu, đảm đương nhiệm vụ vận chuyển sắt đi khắp cơ thể. Định lượng loại protein này cũng có thể biết lượng khoáng chất sắt hiện tại. Ngoài ra, vai trò của TIBC là đánh giá hiệu quả hoạt động của Transferrin.
Nếu kết quả xét nghiệm sắt cho thấy lượng sắt trong cơ thể thấp, nghĩa là có thể bạn đã:
- Thiếu máu do thiếu sắt. Đây là một loại thiếu máu phổ biến.
- Một loại thiếu máu khác.
- Bệnh Thalassemia, một chứng rối loạn máu di truyền khiến cơ thể tạo ra ít tế bào hồng cầu khỏe mạnh hơn bình thường.
Nếu kết quả xét nghiệm sắt cho thấy lượng sắt cao, có thể bạn đã:
- Bệnh nhiễm sắc tố sắt mô (Hemochromatosis). Đây là một rối loạn gây ra tích tụ nhiều sắt trong cơ thể.
- Nhiễm độc chì.
- Bệnh gan.
Hầu hết các tình trạng bất thường nồng độ sắt đều có thể được điều trị thành công bằng việc bổ sung sắt, điều chỉnh chế độ ăn uống, dùng thuốc và/hoặc các liệu pháp khác. Tuy nhiên, nếu kết quả xét nghiệm sắt bất thường không đồng nghĩa là bạn có bệnh lý cần điều trị. Một số loại thuốc, bao gồm thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến nồng độ sắt. Nồng độ sắt cũng có thể thấp hơn ở phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt.
Những lưu ý khi xét nghiệm định lượng sắt trong huyết thanh
- Bác sĩ có thể yêu cầu bạn nhịn ăn trong 12 giờ trước khi làm xét nghiệm. Xét nghiệm thường được thực hiện vào buổi sáng.
- Để thực hiện xét nghiệm cần phải lấy máu tĩnh mạch. Bạn có thể cảm thấy hơi châm chích khi được đâm kim.
- Có rất ít rủi ro khi xét nghiệm định lượng sắt. Bạn có thể bị đau nhẹ hoặc bầm tím tại chỗ kim tiêm nhưng hầu hết sẽ khỏi nhanh chóng.
Bạn cần tìm hiểu thêm thông tin về xét nghiệm định lượng sắt trong huyết thanh? Chat ngay với dược sĩ Klept.com.vn để được tư vấn hoàn toàn miễn phí:
Xét nghiệm định lượng sắt ở đâu?
Xét nghiệm định lượng sắt là xét nghiệm cơ bản. Hầu hết các cơ sở y tế từ công đến tư đều có thể thực hiện xét nghiệm này. Bạn có thể tham khảo các cơ sở tuỳ thuộc vào khu vực gần nơi ở. Dưới đây là một số địa chỉ uy tín có thể làm xét nghiệm này:
- Bệnh viện Việt Đức: 40 Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Bệnh viện Bạch Mai: 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Bệnh viện Nhân Dân Gia Định: 1 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
- Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM: 217 Hồng Bàng, Q5, TP.HCM.
- Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM: 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, Quận 5, TP.HCM.
Xét nghiệm định lượng sắt cũng thuộc gói khám hậu COVID cơ bản. Bạn có thể liên hệ các cơ sở khám chữa bệnh uy tín có thực hiện khám hậu COVID để được tiến hành xét nghiệm.
Hiện nay, Klept.com.vn có cung cấp dịch vụ gói khám hậu COVID-19 với mục tiêu mang đến sự an tâm và hài lòng cao nhất cho khách hàng:
- Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, vững chuyên môn, tư vấn tận tâm.
- Công nghệ xét nghiệm tiên tiến với trang thiết bị đạt chuẩn quốc tế.
- Quy trình xét nghiệm an toàn, nhanh chóng và chuẩn xác.
- Chi phí hợp lý, báo giá rõ ràng.
- Không gian thân thiện, phòng xét nghiệm đạt chuẩn an toàn sinh học cấp II.
Ngoài ra, Klept.com.vn còn có đội ngũ dược sĩ tư vấn miễn phí và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về loại xét nghiệm này. Nếu bạn có thắc mắc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.