Xét nghiệm chức năng thận (các xét nghiệm hóa sinh đánh giá chức năng thận) có vai trò quan trọng đối với mỗi người. Xét nghiệm này để xác định thận có còn hoạt động tốt hay không. Bên cạnh đó, xét nghiệm này cũng được áp dụng khi bạn mắc bệnh gây hại đến thận. Vậy xét nghiệm chức năng thận là gì? Ý nghĩa xét nghiệm chức năng thận là gì? Bài viết dưới đây của Klept.com.vn sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin về xét nghiệm chức năng thận.
Xét nghiệm chức năng thận là gì?
Thận là cơ quan chiếm vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và tham gia vào nhiều quá trình trao đổi của cơ thể. Một trong những công việc chính của thận là “lọc” các chất cặn bã ra khỏi máu. Cuối cùng thận sẽ đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, thận còn kiểm soát lượng nước và các chất khoáng. Từ đó nó hỗ trợ cơ thể sản xuất vitamin D, tế bào máu, các hormone điều hòa huyết áp.
Xét nghiệm chức năng thận là xét nghiệm nước tiểu hoặc máu để đánh giá mức độ hoạt động của thận. Hầu hết các loại xét nghiệm chức năng thận đều có chung mục tiêu là đo mức độ lọc cầu thận. Xét nghiệm có hai loại chính là xác định Nito ure máu (BUN) và Creatinin huyết thanh.2
Các xét nghiệm chức năng thận gồm những gì?
Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận bao gồm các xét nghiệm sinh hoá, xét nghiệm nước tiểu, thăm dò chức năng thận bằng hình ảnh học. Cụ thể là:
- Xét nghiệm hoá sinh đánh giá chức năng thận bao gồm các chỉ số như creatinin huyết thanh, urea nitrogen máu (BUN), độ lọc cầu thận (GFR).
- Xét nghiệm nước tiểu với các thông số như là: tỷ lệ albumin/creatinin niệu,…
- Thăm dò chức năng bằng hình ảnh học bao gồm: siêu âm và chụp CT – scan.
Ý nghĩa xét nghiệm chức năng thận
Creatinin huyết thanh
Creatinin là một chất thoái dáng của cơ, được đào thải qua thận. Nồng độ của sản phẩm này sẽ khác nhau phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính,…
Mức lọc cầu thận (GFR)
Chỉ số được xem là thước đo đánh giá khả năng thanh lọc và hấp thu của ống thận. Mức lọc cầu thận chính là mức độ thanh thải creatinin huyết thanh tính theo tuổi và giới tính. Càng lớn tuổi, chỉ số này càng suy giảm.
Nitơ urê máu (BUN)
Nitơ urê là kết quả của sự phân hủy protein trong thực phẩm mà chúng ta ăn. Xét nghiệm nitơ urê trong máu (BUN) xác định xem thận của bạn đang hoạt động tốt không bằng cách đo lượng nitơ urê trong máu. Nitơ urê là chất thải được tạo ra trong gan khi cơ thể phân hủy protein. Thông thường, thận lọc chất thải này ra ngoài và đi tiểu sẽ loại bỏ chất thải này ra khỏi cơ thể.
Mức BUN có xu hướng tăng khi thận hoặc gan bị tổn thương. Có quá nhiều nitơ urê trong máu có thể là dấu hiệu của các vấn đề về thận hoặc gan.
Tỷ lệ albumin trên creatinine (ACR)
Albumin là loại protein thường gặp nhất trong nước tiểu. Lượng albumin trong nước tiểu tăng cao hơn có thể là dấu hiệu cho thấy thận của bạn đang có vấn đề.
ACR được tính bằng cách chia lượng albumin nước tiểu cho lượng creatinin nước tiểu. ACR dưới 30 được xem là bình thường. ACR từ 30 – 300 có nghĩa là bạn có albumin niệu tăng mức trung bình. ACR trên 300 có nghĩa là bạn đã tăng albumin niệu nghiêm trọng.
Hình ảnh học
Siêu âm là một trong những công cụ tốt để phát hiện các bất thường về kích thước, vị trí, sỏi, khối u tại thận. Nếu siêu âm sử dụng các sóng âm thì chụp CT – scan phát hiện những bất thường của thận thông qua tia X. Kĩ thuật này cần phải tiêm thuốc cản quang bằng đường tĩnh mạch cho bệnh nhân.
Đối tượng cần thực hiện xét nghiệm chức năng thận
Những người có vấn đề ở thận
Chỉ định xét nghiệm chức năng thận ở những đối tượng sau:
- Thăm khám sức khỏe định kỳ: thực hiện các xét nghiệm đơn giản như xét tổng phân tích nước tiểu, nghiệm sinh hóa máu, công thức máu và siêu âm bụng.
- Gia đình có tiền căn bệnh di truyền về thận hoặc bị suy giảm chức năng thận.
- Bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh thận như người bị tiểu đường, bị tăng huyết áp, hoặc có vấn đề tim mạch,… Những bệnh này ảnh hưởng đến chức năng của thận.
- Người sử dụng nhiều thuốc hoặc sử dụng thuốc lâu dài làm ảnh hưởng đến chức năng thận,…
- Bệnh nhân đang điều trị bệnh thận cũng cần xét nghiệm định kỳ để đánh giá chức năng thận toàn diện.
- Người có tiền sử gia đình mắc các bệnh lý về thận.
Ngoài ra, khi có các triệu chứng “cảnh báo” thận có vấn đề, bác sĩ cũng tiến hành xét nghiệm chức năng thận, bao gồm:2
- Đi tiểu ra máu.
- Đi tiểu khó khăn, tiểu buốt, tiểu rắt.
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày.
- Gặp các vấn đề “khác thường” trước hoặc trong khi đi tiểu.
Những người đã khỏi bệnh COVID-19
Xét nghiệm chức năng thận được áp dụng cho những người bệnh sau khi khỏi COVID-19. Ở một số người, họ phát hiện nước tiểu lẫn máu hoặc đi tiểu khó khăn hậu COVID. Khi đó, bác sĩ cần tiến hành xét nghiệm chức năng thận để xác định nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp. Sau đây là các dấu hiệu giúp bạn nhận biết bản thân có bị di chứng hậu COVID hay không:
- Cơ thể mệt mỏi, đôi khi khó thở và hụt hơi.
- Đau đầu, cảm thấy xây xẩm và chóng mặt khi đứng dậy.
- Ngực đau nhói, tim đập nhanh và loạn xạ.
- Ho dai dẳng, dễ bị đau họng, sốt, thay đổi vị giác và khứu giác.
- Tai bị ù và đau nhức.
- Buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy.
- Ăn không ngon.
- Ngủ không ngon, khó ngủ.
- Tâm trạng thay đổi thất thường, dễ bị căng thẳng, stress.
- Khó tập trung trong công việc hay học tập.
- Đôi khi tay chân tê râm ran, người phát ban.
Thời điểm làm xét nghiệm chức năng thận
Các dấu hiệu cho thấy chức năng thận đang suy giảm bao gồm:
- Tăng huyết áp.
- Xuất hiện máu, bọt trong nước tiểu hoặc nước tiểu có màu cà phê,…
- Sưng phù mắt – mặt – tay chân.
- Giảm lượng nước tiểu so với mức bình thường.
- Cảm giác nóng rát, tiết dịch bất thường khi đi tiểu, tiều nhiều lần, lắt nhắt vào ban đêm,…
- Đau lưng khu vực quanh thận.
Ngoài ra, nếu nghi ngờ chức năng thận đang bị suy giảm do các nguyên nhân khác, chuyên gia y tế cũng yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm.
Quy trình xét nghiệm chức năng thận
Mỗi loại xét nghiệm chức năng thận có một quy trình đặc trưng. Tất cả đều được thực hiện tại bệnh viện hay trung tâm xét nghiệm uy tín, bởi các chuyên gia y tế. Hầu hết ở các xét nghiệm, bạn sẽ được lấy mẫu máu từ tĩnh mạch ở cánh tay. Nếu cần, bạn sẽ tiếp tục đến khu khảo sát hình ảnh để được thực hiện siêu âm, chụp CT – scan,… Tuy nhiên, tuỳ theo cơ sở y tế mà thứ tự làm các xét nghiệm sẽ linh động khác nhau.
Quy trình xét nghiệm xác định nồng độ Nitơ urê máu (BUN)
Đây là loại xét nghiệm đo nồng độ nitơ được tạo ra từ quá trình phân hủy protein trong máu. Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn có thể ăn uống bình thường (Bác sĩ sẽ thông báo đầy đủ).
Trong quá trình kiểm tra BUN, kỹ thuật viên y tế sẽ lấy một lượng máu nhỏ thông qua tĩnh mạch cánh tay của bạn. Tiếp theo, mẫu máu đó được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích các chỉ số.
Quy trình xét nghiệm creatinin máu
Xét nghiệm chức năng thận loại này dùng để đo mức độ creatinin – một chất thải được hình thành khi cơ của bạn bị “phá vỡ”, trong máu. Nồng độ của chất này là dấu hiệu để bác sĩ kết luận sự hoạt động của thận. Mức độ creatinin cao cảnh báo thận đang có vấn đề. Xét nghiệm chức năng thận loại này thường đi kèm với một số xét nghiệm khác như: nitơ urê máu, bảng trao đổi chất cơ bản hay trao đổi chất toàn diện.
Trước khi xét nghiệm creatinin, bạn không cần nhịn ăn hay chuẩn bị nhiều. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ hỏi về các thuốc bạn đang sử dụng để tránh ảnh hưởng đến nồng độ chất này trong máu. Một số thuốc điển hình như:
- Thuốc chống viêm không Steroid (Ibuprofen, Aspirin).
- Cimetidin.
- Thuốc hóa trị.
- Kháng sinh cephalosporin,…
Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa việc ngưng dùng hoặc điều chỉnh liều lượng các thuốc này trước xét nghiệm.
Trước tiên, kỹ thuật viên y tế sẽ tiến hành lấy một ít máu trên cánh tay của bạn. Họ khử trùng chỗ mấy máu và buộc một dải băng quanh cánh tay. Điều này làm cho tĩnh mạch phồng lên và việc lấy máu dễ dàng hơn. Sau khi tìm thấy tĩnh mạch, họ dùng kim để thực hiện lấy máu ra ngoài. Cuối cùng, vết kim đâm được băng lại để cầm máu. Sau khi lấy đủ máu để xét nghiệm, mẫu sẽ được đem đến phòng thí nghiệm để phân tích.
Quy trình xét nghiệm độ lọc cầu thận (GFR)2
Bạn sẽ cần lấy mẩu nước tiểu 24 giờ để thực hiện kiểm tra này. Điều này sẽ giúp bác sĩ xác nhận được lượng creatinin cơ thể bạn thải ra trong một ngày.
Vào ngày đầu tiên, hãy đi tiểu như bình thường khi vừa thức dậy.
Các lần đi tiểu còn lại trong ngày, hãy đi tiểu vào dụng cụ chứa đã được cơ sở xét nghiệm cung cấp. Dán nhãn và có thể bảo quản trong tủ lạnh.
Sáng ngày thứ 2, hãy tiểu vào dụng cụ chứa ngay khi thức dậy. Lúc này việc thu thập nước tiểu trong vòng 24 giờ đã được hoàn thành.
Gửi trả mẫu lại cơ sở xét nghiệm của bạn.
Cách đọc kết quả xét nghiệm xét nghiệm chức năng thận
Nếu các chỉ số của chức năng thận cao hơn mức bình thường cho thấy chức năng thận đang bị rối loạn. Xét nghiệm chức năng thận riêng lẻ không có giá trị chẩn đoán mà cần kết hợp với bệnh sử, triệu chứng… để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
Cách đọc kết quả xét nghiệm BUN
Kết quả của xét nghiệm chức năng thận loại này được xác định bằng đơn vị miligam trên decilit (mg/dl) hoặc milimol trên lít (mmol/l). Giới hạn bình thường rơi vào khoảng từ 6 mg/dl đến 24 mg/dl (2,1 mmol/l đến 8,5 mmol/l). Đôi khi phạm vi tham chiếu khác nhau tùy thuộc vào phòng thí nghiệm hay độ tuổi của bạn. Nồng độ nitơ urê tăng theo tuổi và trẻ sơ sinh là đối tượng có nồng độ thấp nhất.
Khi mức BUN cao, phần lớn đã phản ánh thận của bạn không hoạt động tốt. Ngoài ra, những bất thường khác cũng khiến BUN tăng bất thường, cụ thể:
- Cơ thể mất nước hoặc uống nước ít.
- Đường tiết niệu bị tắc nghẽn.
- Mắc bệnh suy tim xung huyết hoặc bị lên cơn đau tim gần đây.
- Dạ dày bị xuất huyết.
- Trải qua tổn thương tâm lý.
- Bị bỏng nặng.
- Sử dụng một số loại thuốc làm ảnh hưởng nồng độ.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa protein hơn mức cho phép.
Cách đọc kết quả xét nghiệm Creatinin huyết thanh
Nồng độ creatinin từ kết quả xét nghiệm chức năng thận được đo bằng đơn vị miligam trên decilit (mg/dl).
Lượng creatinin “chuẩn” nằm ở khoảng 0,9 mg/dl đến 1,3 mg/dl ở nam giới và 0,6 mg/dl đến 1,1 mg/dl ở nữ giới (trong độ tuổi 18 tuổi đến 60 tuổi).
Khi bạn từ 60 tuổi trở lên thì nồng độ chất này tương đương nhau. Kết quả thu được không giống nhau và tùy thuộc vào giới tính hay độ tuổi. Những người nhiều cơ bắp sẽ có mức creatinin cao hơn bình thường.
Theo National Kidney Foundation (NKF), mức creatinine cao hơn 1,2 mg/dL đối với phụ nữ và 1,4 mg/dL đối với nam giới là dấu hiệu của vấn đề về thận.
Nồng độ creatinin cao vượt mức bình thường là kết quả của việc thận hoạt động không bình thường. Một số nguyên nhân làm cho chất này tăng cao như:
- Tắc nghẽn đường tiết niệu.
- Thực đơn ăn uống chứa nhiều protein.
- Cơ thể mất nước.
- Thận bị tổn thương hoặc nhiễm trùng.
- Căng thẳng dẫn đến giảm lưu lượng máu đến thận.
- Mắc bệnh suy tim sung huyết hoặc biến chứng bệnh đái tháo đường.
Nếu nồng độ creatinin tăng cao và nguy nhân là suy thận cấp hoặc mãn tính bạn cần được điều trị ngay thì mới về mức bình thường. Đối với trường hợp mức creatinin thấp thì hiếm gặp. Nguyên nhân có thể là bạn đã mắc bệnh lý dẫn đến giảm khối lượng cơ. Và vấn đề này không đáng lo ngại như khi creatinin tăng cao.
Mức lọc cầu thận (GFR)2
Giá trị bình thường của GFR là từ 90 trở lên. GFR dưới 60 m/phút/1.73 m² cho thấy chức năng thận đang bị rối loạn.
Những lưu ý khi xét nghiệm chức năng thận
Trong quá trình thực hiện xét nghiệm chức năng thận, bạn hãy lưu ý những vấn đề sau:2
- Không phải tất cả kết quả xét nghiệm bất thường đều là do thận tổn thương.
- Các xét nghiệm chức năng thận đa phần đơn giản và không gây tác dụng phụ.
- Một số người có thể bị chóng mặt, mệt mỏi, vết bầm tím tại vị trí lấy máu xét nghiệm.
- Tuân thủ theo tất cả lời dặn dò của bác sĩ trước, trong và sau khi xét nghiệm chức năng thận.
- Thời gian nhận được kết quả chức năng thận không quá lâu và khác nhau tùy vào nơi bạn thăm khám.
- Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và tránh lo lắng quá mức để đảm bảo kết quả xét nghiệm được chính xác nhất.
Chi phí xét nghiệm chức năng thận và thực hiện ở đâu?
Một vấn đề luôn được người dân quan tâm khi nói về xét nghiệm chức năng thận là cần dựa trên những tiêu chí gì để lựa chọn cơ sở xét nghiệm, xét nghiệm chức năng thận ở đâu, xét nghiệm chức năng thận chi phí là bao nhiêu…
Hiểu được mối quan tâm đó, Klept.com.vn gửi đến bạn bài viết Chi phí xét nghiệm chức năng thận, xét nghiệm chức năng thận ở đâu? Hy vọng bài viết này sẽ giải đáp được những thắc mắc của bạn!
Xét nghiệm chức năng thận là một trong những xét nghiệm được chú trọng nhằm đánh giá hoạt động của thận. Đặc biệt, xét nghiệm càng cần thiết với những bệnh nhân tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh thận, hoặc sử dụng thuốc lâu dài,… Những xét nghiệm nên được thực hiện ở những cơ sở uy tín để có kết quả chính xác nhất.