Xét nghiệm ADN là một loại xét nghiệm di truyền, phân tích ADN của con người nhằm xác định quan hệ huyết thống thông qua các mẫu bệnh phẩm như máu, tóc, móng tay,… Hãy cùng Klept.com.vn tìm hiểu sâu hơn về xét nghiệm ADN nhé!
Xét nghiệm ADN là gì?
ADN hay DNA là thuật ngữ viết tắt của acid deoxyribonucleic, là vật liệu di truyền của các cơ thể sống, trong đó có con người. ADN chứa đựng các thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhờ khả năng phân đôi trong quá trình sinh sản và quyết định tất cả các kiểu hình của cơ thể.
Xét nghiệm ADN là xét nghiệm phân tích các thông tin được lưu trữ trong 23 cặp nhiễm sắc thể của con người, nhằm xác định mối quan hệ huyết thống giữa hai hay nhiều người. Tính đến hiện nay, đây là phương pháp chuẩn xác nhất trong các phương pháp xác định huyết thống.2
Xét nghiệm ADN cần mẫu bệnh phẩm gì?
Các mẫu bệnh phẩm cho xét nghiệm rất đa dạng bao gồm: mẫu máu, mẫu tóc, mẫu móng tay, móng chân, niêm mạc miệng, mẫu cuống rốn, nước ối hoặc sinh thiết gai nhau,…
1. Xét nghiệm ADN bằng mẫu máu
Xét nghiệm ADN bằng mẫu máu là phương pháp phổ biến nhất. Vì ADN trong máu có tính ổn định cao, ít bị biến tính (mẫu máu có thể bảo quản từ vài ngày đến vài tuần mà vẫn có thể đủ lượng ADN để giải mã trình tự gen) và cho kết quả nhanh chóng (từ 4-6 tiếng). Tuy nhiên ở phương pháp này có nhược điểm là sẽ có thể gây đau đối với trẻ nhỏ.
Mẫu máu được lấy từ kim chích tiệt trùng, sau đó được thấm vào giấy FTA hoặc đơn giản hơn là thấm vào bông gạc tiệt trùng.
2. Xét nghiệm ADN bằng tóc
Tóc gồm hai phần: ngọn tóc và chân tóc. Kĩ thuật xét nghiệm ADN phải cần chân tóc. Vì chân tóc gắn với lớp biểu mô da đầu do đó nó sẽ chứa đủ lượng ADN cần thiết cho quá trình xét nghiệm. Ngọn tóc vẫn có thể làm xét nghiệm, nhưng ngọn tóc chứa rất ít lượng ADN. Vì vậy trong khoa học hình sự mới cho phép sử dụng ngọn tóc.
Để tiến hành xét nghiệm, bạn cần chuẩn bị 6 – 8 sợi tóc có chân, lưu ý sau khi nhổ không được chạm vào chân tóc hoặc nhặt tóc đã rụng, điều này có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm. Xét nghiệm ADN bằng tóc cho kết quả nhanh 4-6 tiếng tuy nhiên phải cần chuẩn bị mẫu tóc đạt chuẩn (dùng nhíp nhổ tóc từ từ mới có thể lấy được chân tóc). Phương pháp này thường không áp dụng cho trẻ em dưới 3 tuổi vì tóc tơ của trẻ còn rất mỏng, không thích hợp để làm xét nghiệm.
3. Xét nghiệm ADN bằng mẫu móng tay, móng chân
Móng tay, móng chân cũng đủ lượng ADN cần thiết để thực hiện xét nghiệm ADN. Để làm xét nghiệm, cần chuẩn bị 6 – 8 mảnh móng tay, lưu ý lúc cắt không để chạm thịt. Với trẻ em lượng móng tay còn ít do đó phải chuẩn bị nhiều hơn.
Ưu điểm của phương pháp này là cách lấy mẫu đơn giản nhưng vẫn cho kết quả có độ tin cậy cao. Tuy nhiên, móng tay, móng chân rất dễ dính những chất bẩn làm sai lệch kết quả xét nghiệm. Do đó, trước khi tiến hành xét nghiệm phải vệ sinh sạch sẽ. Thời gian phân tích ADN từ mẫu móng tay, móng chân thường lâu hơn, cho kết quả sau 2 ngày.
4. Xét nghiệm ADN bằng niêm mạc miệng
Khoang miệng chứa lớp niêm mạc tương đối dày, gồm các tế bào biểu mô hay còn gọi là tế bào niêm mạc miệng được sử dụng trong phân tích ADN. Các tế bào này thường xuyên được thay mới nhờ cơ chế tự bong tróc và được hòa trộn cùng nước bọt. Công nghệ xét nghiệm hiện đại có thể tách được ADN từ các mẫu sinh phẩm khác nhau, trong đó có tế bào niêm mạc miệng.
Để lấy được niêm mạc miệng, bạn dùng que có đầu tăm bông cọ vào phía trong thành má khoảng 5-6 lần và lặp lại với khoảng 3 que tăm bông. Khi đó tế bào niêm mạc miệng sẽ bong ra có lẫn trong dịch nước bọt và thấm vào đầu tăm bông. Phương pháp này cho kết quả nhanh, sau 4-6 tiếng. Tuy nhiên cần bảo quản kĩ vì tăm bông dễ bị nhiễm khuẩn.
5. Xét nghiệm ADN bằng mẫu cuống rốn
Cuống rốn là phần còn lại của dây rốn đã cắt, nằm trên bụng của bé, sẽ khô và rụng hẳn trong vòng 7-21 ngày sau khi em bé chào đời. Phương pháp thu mẫu cuống rốn thuận tiện đơn giản, không gây đau, không gây xâm lấn và cũng không cần tiếp xúc trực tiếp với trẻ. Chỉ cần đợi khi rốn rụng là có thể lấy mẫu xét nghiệm huyết thống.
6. Xét nghiệm ADN bằng nước ối hoặc sinh thiết gai nhau
Xét nghiệm ADN bằng nước ối: Thông thường lượng nước ối cần lấy là 15 – 30 ml. Mẹ bầu có nguy cơ bị đau bụng nhẹ sau khi chọc ối, nhưng ngày hôm sau tình trạng đau bụng sẽ giảm. Tuy nhiên phương pháp này tồn tại nhiều nguy cơ rủi ro như rò rỉ nước ối, vỡ ối, nhiễm trùng, thậm chí là sảy thai (nguy cơ sảy thai có thể lên đến 1/500),…
Xét nghiệm sinh thiết gai nhau hay sinh thiết gai nhau: Xét nghiệm này được thực hiện từ tuần 13-18 của thai kì. Sinh thiết gai nhau là lấy 1 ít mô bánh nhau, được lấy bằng kim hoặc ống thông qua đường bụng.
Độ chính xác của các xét nghiệm chọc ối khoảng 99% để kiểm tra thai nhi mắc các bệnh về NST như hội chứng Down,… và tầm soát các khuyết tật ống thần kinh. Xét nghiệm sinh thiết gai nhau hay sinh thiết gai nhau giúp phát hiện các rối loạn di truyền và bất thường với NST có tỷ lệ chính xác cao.
7. Mẫu vật phẩm đặc biệt khác
Ngoài các loại mẫu kể trên, một số loại sinh phẩm khác có thể sử dụng để làm xét nghiệm ADN, bao gồm: mẫu dịch tinh trùng, mẫu dịch âm đạo sau khi quan hệ, mẫu bàn chải đánh răng, mẫu đầu mẩu thuốc lá sau khi hút, mẫu dao cạo râu,…
Tuy nhiên, do công nghệ tách chiết ADN từ những loại sinh phẩm này phức tạp hơn và tốn kém chi phí hơn. Nên với các yêu cầu xét nghiệm dân sự thông thường rất hạn chế lấy những loại mẫu này.
Xét nghiệm ADN thai nhi hiện nay có những phương pháp nào?
Xét nghiệm ADN thai nhi là phương pháp phân tích ADN của bào thai để đối chứng với người cha giả định. Từ đó xác định được quan hệ huyết thống cha con giữa hai người. Đây là bước tiến lớn của y học khi tiến hành phân tích ADN ngay khi em bé đang còn trong bụng mẹ.
Theo cách tiến hành, người ta chia thành hai phương pháp là xâm lấn và không xâm lấn.
- Phương pháp xâm lấn: mẫu bệnh phẩm ở đây là nước ối hoặc sinh thiết gai nhau (đã được trình bày phía trên). Phương pháp này có độ rủi ro, nên cần phải được tiến hành bởi những người có chuyên môn và tại các cơ sở uy tín.
- Phương pháp không xâm lấn: thông thường các mẹ bầu được bác sĩ khuyên nên tiến hành xét nghiệm này thay vì các phương pháp xâm lấn. Mẫu bệnh phẩm ở đây là mẫu của người mẹ vì mẫu máu của mẹ vẫn có chứa các ADN tự do của thai nhi. Trên nhau thai có chứa mẫu ADN tự do, khi các tế bào này chết đi, ADN được phóng thích vào máu của người mẹ. Tỷ lệ ADN của thai nhi xuất hiện trong máu của người mẹ là 10%. Do phương pháp này không cần đến sự xâm lấn nên có thể tiến hành từ tuần thai thứ 7 – 10.
Xét nghiệm ADN cha con dân sự là gì? Cần cung cấp những thông tin gì?
Xét nghiệm ADN cha con dân sự nhằm mục đích cá nhân, việc thu thập mẫu cũng đơn giản như mẫu tóc, móng tay móng chân, niêm mạc miệng, cuống rốn,…
Với loại xét nghiệm này bạn không cần cung cấp tên thật cũng như các giấy tờ tùy thân khác, bạn chỉ cần chuẩn bị một đơn đề nghị xét nghiệm và gửi đến tổ chức y tế. Do đó, loại xét nghiệm này không có giá trị pháp lý. Vì đây là mẫu do tự cá nhân chuẩn bị không có giá trị thẩm quyền.
Xét Nghiệm ADN hành chính cần cung cấp thông tin gì?
1. Mục đích của xét nghiệm ADN hành chính
Xét nghiệm ADN hành chính là xét nghiệm nhằm mục đích:
- Làm giấy khai sinh cho con mang họ ba đẻ (ruột) trong trường hợp ba mẹ chưa làm giấy đăng ký kết hôn.
- Làm thủ tục bổ sung tên người bố vào giấy khai sinh cho con, trong trường hợp trước đây giấy khai sinh của con không có tên bố đẻ, mà chỉ có tên mẹ đẻ.
- Chứng minh quan hệ để nhập tịch, làm visa, làm passport.
- Thủ tục nhận cha (mẹ) con, ông (bà) cháu, anh (chị) em, họ hàng, trong trường hợp thất lạc và tìm thấy nhau.
- Xác định trách nhiệm cấp dưỡng, nuôi con đối với con cái khi ba mẹ ly hôn.
- Xác nhận quyền thừa kế.
- Các vấn đề liên quan đến kiện tụng tại tòa án.
- Và một số các thủ tục pháp lý khác.
Kết quả xét nghiệm ADN hành chính sẽ được các cơ quan pháp lý chấp thuận.
2. Xét nghiệm cần cung cấp thông tin gì?
Khi tiến hành xét nghiệm bạn cần tuân theo các thủ tục sau:
- Chuẩn bị các giấy tờ xác minh danh tính: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, giấy khai sinh,…
- Đăng ký thủ tục, ghi đúng họ tên theo giấy tờ tùy thân, kết quả xét nghiệm cũng sẽ trả về chính xác.
- Việc tiến hành lấy mẫu phải được tiến hành trực tiếp tại cơ sở y tế.
- Kết quả sẽ được gửi qua đường bưu điện đến địa chỉ đăng ký, phải có dấu niêm phong rõ ràng.
Xét nghiệm ADN huyết thống bao lâu có kết quả?
Đối với các mẫu máu, niêm mạc miệng thì kết quả có thể có sớm nhất sau 4h hoặc 1 – 2 ngày.
Đối với mẫu cuống rốn, tóc, móng tay, móng chân, nước ối có thể có kết quả sớm nhất sau 6h hoặc 1-2 ngày.
Đối với các mẫu vật đặc biệt như mẫu thu từ bàn chải, kẹo cao su, dao cạo thì kết quả có sau 4h hoặc 1-2 ngày.
Nếu mẫu bạn tự lấy tại nhà thì có thể chậm hơn 1-2 ngày. Thời gian có kết quả càng ngắn thì chi phí của gói dịch vụ càng cao. Do đó hãy cân nhắc kĩ trước khi lựa chọn gói dịch vụ nhé!
Cách đọc kết quả xét nghiệm ADN huyết thống
Trong bảng ADN thường bao gồm các thông tin sau:
- Thông tin cá nhân của người yêu cầu thực hiện xét nghiệm.
- Thông tin – ký hiệu của những người tham gia xét nghiệm.
- Thông tin của hãng và bộ kit xét nghiệm ADN.
- Bảng kết quả phân tích ADN.
- Bảng Pick giải trình tự gene.
- Kết luận cuối cùng của Hội đồng khoa học.
Cuối mỗi bảng xét nghiệm, các chuyên gia đều đưa ra kết luận có hay không về mối quan hệ huyết thống giữa hai người tiến hành thu thập mẫu.
Xét nghiệm ADN cha con có chính xác không?
Xét nghiệm ADN cha con có độ chính xác gần như là tuyệt đối, là phương pháp được hầu hết các quốc gia trên thế giới sử dụng.
Những lưu ý cơ bản khi làm xét nghiệm ADN cho trẻ sơ sinh
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lấy mẫu máu cho trẻ.
- Thường không áp dụng mẫu tóc, vì tóc tơ của trẻ còn rất mỏng. Không đủ điều kiện để làm xét nghiệm ADN.
- Đối với mẫu cuống rốn, phải sấy khô để tránh nấm mốc, và gói lại bằng giấy sạch.
- Đối với mẫu niêm mạc miệng, hãy vệ sinh miệng của trẻ trước khi thu thập mẫu. Dùng tăm bông xoay tròn 20-30 lần, và chuẩn bị 3-5 mẫu tăm bông để làm xét nghiệm.
- Đối với mẫu móng tay, móng chân, hãy chuẩn bị nhiều hơn người lớn, từ 8-10 mẫu.
Cách xét nghiệm ADN tại nhà
Hiện nay, nhu cầu xét nghiệm ADN tại nhà đang được nhiều người quan tâm vì những thuận tiện mà nó mang lại. Trước tiên, người có nhu cầu xét nghiệm nên tìm hiểu kĩ càng và lựa chọn các gói xét nghiệm tại nhà tại các cơ sở có thương hiệu và danh tiếng uy tín.
Sau đó, tiến hành thu thập mẫu:
- Mẫu thông thường: mẫu máu, mẫu niêm mạc miệng, mẫu móng tay, móng chân, mẫu tóc,…
- Đối với trẻ sơ sinh: mẫu cuống rốn.
- Mẫu đặc biệt khác: kẹo cao su, bàn chải đánh răng, đầu lọc thuốc lá,…
Tiếp theo, gửi mẫu về trung tâm xét nghiệm, lưu ý phải gói trong bì thư và gửi ngay nhằm tránh trường hợp mẫu bị hư do tác động của môi trường. Một số trung tâm xét nghiệm còn có dịch vụ đến tận nhà để lấy mẫu. Do đó, bạn có thể cân nhắc lựa chọn cơ sở xét nghiệm phù hợp.
Mẫu sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm để phân tích. Sau đó, trung tâm xét nghiệm sẽ gửi giấy kết quả đến bạn. Thông thường, kết quả sẽ có sau 2 – 3 ngày tùy mẫu.
Xét nghiệm ADN ở đâu? Xét nghiệm ADN bao nhiêu tiền?
Hiện nay, xét nghiệm ADN ngày càng phổ biến và được nhiều người quan tâm. Các cơ sở xét nghiệm xuất hiện ngày càng nhiều khiến bạn “hoang mang” không biết nên xét nghiệm ADN cha con ở đâu? Cơ sở nào uy tín? Giá các gói xét nghiệm là bao nhiêu tiền?
Để chọn được nơi xét nghiệm phù hợp không phải là điều đơn giản. Đầu tiên, bạn cần biết rõ các tiêu chí về một đơn vị xét nghiệm uy tín. Điều đó sẽ giúp bạn đánh giá tổng quan các đơn vị này một cách dễ dàng hơn. Thấu hiểu được điều đó, Klept.com.vn đã liệt kê chi tiế một số tiêu chí, cũng như gợi ý các đơn vị xét nghiệm xác định huyết thống, kèm theo bảng giá trong bài viết Xét nghiệm ADN ở đâu? Xét nghiệm ADN bao nhiêu tiền? Bạn đọc có thể tham khảo bài viết trên để có những lựa chọn phù hợp cho mình nhé!
Qua bài viết trên, hi vọng đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về xét nghiệm ADN giúp xác định huyết thống. Để việc xét nghiệm diễn ra an toàn và nhận được kết quả chính xác, bạn nên lựa chọn xét nghiệm tại các cơ sở uy tín nhé!