Có những trường hợp người tiếp xúc gần với F0 nhưng không bao giờ nhiễm bệnh. Tại sao lại như vậy? Cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Thời gian gần đây, có những thông tin về việc người sống chung hay đã từng tiếp xúc với F0 nhiễm Covid-19 trong thời gian dài nhưng lại không bao giờ nhiễm bệnh. Vậy nguyên nhân là do đâu? Cùng Klept.com.vn tìm câu trả lời cho vấn đề này qua bài viết sau.
Thế nào là tiếp xúc gần?
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC), tiếp xúc gần của Covid-19 sẽ xảy ra trong các trường hợp sau:
- Tiếp xúc tại các cơ sở y tế như: Trực tiếp chăm sóc người bệnh bị nhiễm Covid-19, làm việc cùng với nhân viên y tế bị nhiễm Covid-19, đến thăm người bệnh hoặc ở cùng phòng bệnh có người bị nhiễm Covid-19.
- Tiếp xúc trực tiếp với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc người nhiễm Covid-19 ở khoảng cách dưới 2m khi họ chưa khỏi bệnh.
- Sống chung một nhà, sinh hoạt chung với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định là đã nhiễm Covid-19 trong thời kì đang mắc bệnh.
- Cùng nhóm làm việc, nhóm du lịch, vui chơi, công tác, liên hoan với người đã được xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kì mắc bệnh.
- Di chuyển trên cùng phương tiện với trường hợp xác định mắc hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kì mắc bệnh.
Tham khảo thêm: Tiếp xúc với F0 sau bao lâu test mới cho kết quả chính xác
Vì sao có người tiếp xúc gần với F0 nhưng không bao giờ nhiễm bệnh?
Thông tin từ Bác sỹ Trương Hữu Khanh – Nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP. HCM trên VTC News cho biết, đối với trường hợp khi sống chung nhà với F0, tuy nhiên thực hiện xét nghiệm nhiều lần mà vẫn cho kết quả âm tính thường sẽ có 2 khả năng.
Thứ nhất, do người xét nghiệm được cho là “mãi vẫn âm tính” đã mắc bệnh từ trước. Sau đó mới lây bệnh cho người khác trong nhà. Trong khi cơ thể người này không xảy ra triệu chứng nào rõ ràng, nên đã không biết mình mắc bệnh, nhưng thực tế bản thân đã nhiễm bệnh và tự khỏi. Vì vậy, khi người này khỏi bệnh và thực hiện test nhanh sẽ có kết quả âm tính.
Thứ hai, do người này đã được tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19. Nếu người đã được tiêm đủ 2 liều vaccine thì có thể xảy ra các trường hợp như: Không bị lây nhiễm SARS-CoV-2, bị lây nhiễm ở mức nhẹ, bị lây nhiễm gây bệnh nặng (nhưng không đến mức tử vong) và số ít dù tiêm vaccine nhưng vẫn ảnh hưởng tính mạng.
Bác sĩ Khanh giải thích thêm rằng: Khi một người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine thì trong cơ thể đã tồn tại một lượng kháng thể nhất định. Theo đó, khi người này tiếp xúc với F0 (F0 cũng đã tiêm đủ 2 mũi) có thể sẽ không bị lây nhiễm. Đồng thời, vì người tiêm ngừa đủ vaccine nếu thành F0, sẽ phát tán ít virus nhiễm bệnh hơn so với người chưa tiêm.
Bên cạnh đó, BS Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cũng có chia sẻ thêm:
“Việc sống chung hoặc tiếp xúc trực tiếp với F0 nhưng xét nghiệm vẫn âm tính không có gì lạ. Bởi có thể quá trình tiếp xúc không nhiều, nồng độ virus xâm nhập vào cơ thể ít, khi vào cơ thể khả năng miễn dịch của họ lại cao thì virus sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt. Điều này càng rõ hơn với người tiêm đủ vaccine hoặc đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, để xác định chính xác một người trước đó mắc COVID-19 và sau đó khỏi bệnh chúng ta phải xét nghiệm kháng thể”.
Do đó, việc người tiếp xúc gần với F0 nhưng không bao giờ nhiễm bệnh là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra như bình thường, tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Theo kết quả Nghiên cứu của Đại học London đăng trên tạp chí Nature, sẽ có vài người không bị lây nhiễm virus SARS-CoV-2 dù tiếp xúc với F0 là do nhờ phản ứng của tế bào T. Đây là tế bào miễn dịch của cơ thể.
Tế bào miễn dịch này giúp chống lại các virus corona khác nhờ tế bào này có thể nhận ra SARS-CoV-2 từ những lần nhiễm virus corona dạng cảm lạnh trước đó.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu khoảng 52 người sống với bệnh nhân Covid-19. Vào khoảng 4 – 7 ngày, nghiên cứu đã chỉ ra, ở một số người tế bào T có thể đã kích hoạt, nhờ đó giúp đào thảo virus ra ngoài trước khi gây các triệu chứng.
Thay vì nhắm vào các protein gai trên bề mặt virus thì các tế bào T tác động vào các protein bên trong, từ đó chống lại sự lây nhiễm.
Trên đây là những thông tin về vấn đề người tiếp xúc gần với F0 nhưng không bao giờ nhiễm bệnh được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây àm Klept.com.vn tổng hợp được. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích!
Nguồn: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC), VTC News, Bộ Y Tế (MOH)
Klept.com.vn