Thời điểm này là mùa mưa tại một số địa phương, thế nên số lượng muỗi cũng từ thế mà gia tăng lên, làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh sốt xuất hiện. Dưới đây là những hiểu lầm của nhiều người, có thể khiến người bệnh bị tử vong.
Khoảng thời gian này là mùa mưa, và đây là thời điểm vô cùng thích hợp để muỗi có thể sinh sôi và phát triển. Điều này đồng nghĩa với việc số ca bị sốt xuất huyết ở các địa phương từ thế cũng gia tăng theo. Bài viết này sẽ chỉ ra các hiểu lầm về căn bệnh này của nhiều người để giúp bạn tránh nó, hạn chế các nguy cơ dẫn đến tử vong.
Những người bị rồi sẽ không bao giờ bị lại
Nhiều người thường có suy nghĩ rằng việc bị sốt xuất huyết một lần có thể giúp hệ miễn dịch của họ có thể chống lại căn bệnh này về sau này. Tuy nhiên, bạn có biết rằng hiện nay có đến 4 chủng virus có khả năng gây bệnh sốt xuất huyết, bao gồm DEN-1 cho đến DEN-4.
Bạn chỉ có thể miễn nhiễm với bệnh sốt xuất huyết khi bạn mắc cả 4 chủng virus này trong quá khứ.
Giảm sốt là hết bệnh
Thông thường, khi bệnh nhân bị bệnh thì sẽ có triệu chứng sốt cao, đau đầu, nhức mắt hay là đau nhức người trong vòng 3 ngày đầu tiên. Vào ngày thứ 4 trở đi thì cơ thể sẽ bớt sốt đi, thế nên nhiều người nhầm tưởng rằng họ đã hết bệnh từ khoảng thời gian này.
Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng đây mới chính là thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh bởi nó có thể gây ra nhiều biến chứng nặng cho bệnh nhân, cụ thể sẽ có hai biến chứng phổ biến.
Biến chứng thứ nhất
Bệnh nhân sẽ gặp tình trạng dễ cô đặc máu và tăng tính thấm ở thành mạch. Điều này khó phát hiện ở điều kiện bình thường và chỉ có thể được thể hiện qua các chỉ số xét nghiệm tại các cơ sở y tế, và đây cũng sẽ là cơ sở để quyết định xem bạn có cần truyền dịch hay không.
Ở một số bệnh nhân gặp tình trạng thoát mạch quá nhiều, họ có thể gặp một số tín hiệu cảnh báo trước sốc từ cơ thể, bao gồm: buồn nôn, nôn, mệt lả hay là đau tức ở vùng gan. Một số trường hợp như tiểu ít, bỏ bú hay là bứt rứt vật vã,… sẽ có thể thấy ở trẻ nhỏ. Cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để bù dịch khi gặp các tình trạng này để tránh tử vong.
Biến chứng thứ hai
Một số bệnh nhân sẽ gặp tình trạng xuất huyết như chảy máu cam, xuất huyết dưới da,… bởi vì lượng tiểu cầu trong cơ thể họ bị giảm. Khi gặp những tình trạng này, hãy đưa bệnh nhân đi thực hiện các xét nghiệm kiểm tra lượng tiểu cầu trong cơ thể để có hướng giải quyết tiếp theo.
Ở Việt Nam hiện nay thì các bệnh viện đều đã có khả năng thực hiện việc truyền tiểu cầu thế nên bạn không cần phải chờ chuyển tuyến bởi điều này có thể gây ra nguy hiểm cho người bệnh.
Tiếp xúc với người bệnh sẽ bị lây
Đây có lẽ là một hiểu nhầm thường thấy. Tuy nhiên, sự thật là bệnh này chỉ có thể lây qua muỗi vằn bởi đây là con vật sẽ có khả năng vận chuyển vi rút từ người bệnh sang người lành chứ không hề lây qua đường hô hấp như lời đồn.
Uống thuốc aspirin và ibuprofen khi bị sốt xuất huyết
Thông thường nhiều người hay bị nhầm các triệu chứng của sốt xuất huyết với cúm, thế nên nhiều người thường đi đến các tiệm thuốc tây và tự “kê đơn” thuốc giảm đau như aspirin và ibuprofen cho bản thân mình. Việc này có thể khiến cho tình trạng xuất huyết ở cơ thể bạn trở nên nghiêm trọng hơn và có thể khiến bệnh nhân tử vong.
Muỗi vằn chỉ có khả năng sinh sản ở nơi ao tù, nước đọng
Thông thường, nhiều người thường nghĩ rằng muỗi vằn chỉ có khả năng sinh sản ở ao tù hay cống rãnh mất vệ sinh. Tuy nhiên, sự thật rằng muỗi vằn thường cư trú ở các nơi chứa nước trong để lâu trong nhà của chúng ta, bao gồm bể cá, nước trong lọ cắm hoa, nước mưa đọng lại trên sân thượng,..
Để hạn chế việc muỗi vằn có thể sinh sôi và phát triển, bạn nên chú ý rửa dọn đồ vật trong nhà cũng như là thay nước thường xuyên. Khi sử dụng các hoá chất để diệt muỗi, bạn nên chú ý đến việc xịt chúng toàn nhà để hạn chế việc muỗi vằn “trốn” từ lầu này sang lầu khác.
Thuốc muỗi có khả năng “thần thánh” chỉ trong một lần xịt
Nhiều người có lầm tưởng rằng chỉ cần xịt thuốc muỗi một lần thì về sau này muỗi sẽ “sợ” mà không dám ghé nhà bạn nữa. Tuy nhiên, thực tế rằng lượng thuốc được sử dụng sẽ rất nhỏ trong không gian nhà của bạn, và chúng chỉ có tác dụng ngay thời điểm đó. Thường khoảng sau vài giờ, lượng thuốc sẽ bị loãng dần bớt đi, và khi này muỗi hoàn toàn có thể đột nhập vào nhà bạn lại được.
Thế nên, cách tốt nhất để hạn chế muỗi vằn vẫn sẽ là thường xuyên vệ sinh khu vực bạn sinh sống và cả trong nhà.
Đùng quên tìm hiểu thêm khi bị sốt xuất huyết kiêng gì và ăn gì để giúp người bệnh mau khỏe mạnh nhé!
Trên đây là những hiểu nhầm mà nhiều người thường mắc phải khi nói về bệnh sốt xuất huyết. Hy vọng với những kiến thức đã được cung cấp ở trên, bạn đã có thể bảo vệ được gia đình của bạn trước tình hình bệnh sốt xuất huyết có thể bùng phát trong thời gian mưa gió hiện nay.
Xem thêm nhiều bài viết sức khoẻ tại chuyên mục Khoẻ đẹp mỗi ngày.
Xem thêm:
>> Các dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết
>> Cách nhận biết muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết
>> Nhà có con nhỏ, làm những cách sau để phòng bệnh sốt xuất huyết
Kinh nghiệm hay Klept.com.vn