Ho ra máu là một bệnh nguy hiểm cần được thăm khám và điều trị ngay. Vậy ho ra máu vì sao? Người bệnh nên làm gì khi bị ho ra máu? Cùng tìm hiểu nhé!
Ho ra máu thường là biểu hiện của một số bệnh như lao phổi, ung thư phổi, nhiễm trùng đường hô hấp, giãn phế quản,….Nhiều người thường nhầm lẫn ho ra máu với ói ra máu hoặc khạc ra máu đường mũi họng. Ho ra máu có thể nguy hiểm đến tính mạng, vì thế cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Thế nào là ho ra máu thật sự?
Ho ra máu thật sự là tình trạng khạc ra máu khi cố gắng ho, máu sẽ có màu đỏ tươi, thường có bọt. Trước khi bị ho ra máu thường có một số triệu chứng như: nóng rát sau xương ức, ngứa cổ, đau ngực.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phân biệt ho ra ra máu với ói ra máu và khạc ra máu từ đường mũi họng:
- Ói ra máu: Trước khi ói thường bị đau bụng, hoặc do bị bệnh xơ gan, loét dạ dày tá tràng, dùng thuốc giảm đau trong thời gian dài. Khi ói thường có lẫn thức ăn, không thấy xuất hiện bọt lẫn trong máu.
- Khạc ra máu từ đường mũi họng: Máu dễ dàng khạc ra mà không gắng sức ho, kèm các bệnh lý như chảy máu cam, bệnh răng lợi, polype mũi,…
Nguyên nhân gây ho ra máu thường gặp
Do lao phổi
Đây là nguyên nhân phổ biến, một số triệu chứng của bệnh này là ho khạc đờm trên 2 tuần, có thể kèm máu tươi hoặc đàm bị vướng máu,… Gây mệt mỏi, sốt nhẹ, đau ngực, ăn uống kém,… tình trạng nặng sẽ gây khó thở.
Do giãn phế quản
Giãn phế quản thường do di chứng của bệnh lao phổi hoặc nhiễm trùng mạn tính như áp xe phổi, viêm phổi,… Thường có biểu hiện là ho ra máu ít, tự giảm bệnh trong 3-5 ngày và tái đi tái lại nhiều lần. Hoặc trường hợp nặng là ho ra máu nhiều có thể dẫn đến tử vong.
Do ung thư phổi
Ung thư phổi là bệnh ác tính, hay xảy ra ở người hút thuốc lá nhiều. Giai đoạn đầu thường có ít triệu chứng. Giai đoạn sau sẽ có biểu hiệu như ho kéo dài khó thở, sụt cân, đau ngực, ho ra máu ít.
Do bệnh lý nhiễm trùng hô hấp
Có thể do viêm phổi hoại tử, áp xe phổi, nấm phổi, viêm phế quản cấp, u nấm phổi,… Bệnh nhân thường có triệu chứng như sốt, đau ngực khi ho, ho khạc đờm mủ,..
Nên làm gì khi bị ho ra máu?
Ho ra máu có nhiều nguyên nhân, trường hợp nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Bệnh khi khám cận lâm sàng thường là xét nghiệm máu, chụp X-quang, soi cấy đàm, nội soi phế quản, siêu âm,….
Nếu bị ho ra máu nhẹ: Nếu không có biểu hiện của suy hô hấp, người bệnh thường nằm nghỉ trên giường, ăn thức ăn lỏng, uống nước mát và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Khi bệnh nhân chảy máu nhiều, sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật cấp cứu. Ho máu nặng sau khi gây bít tắc động mạch phế quản ảnh hưởng tới huyết động, gây suy hô hấp.
Ho ra máu là một bệnh lý nguy hiểm, dù nặng hay nhẹ cũng không nên điều trị tại nhà. Khi gặp tình trạng ho ra máu hãy đến ngay cơ sở ý gần để được được bác sĩ thăm khám kịp thời.
Nguồn: Báo Sức Khoẻ & Đời Sống, Bệnh Viện 115
Klept.com.vn