Hành trình để một em bé từ lúc hình thành đến khi chào đời khỏe mạnh cần có sự quản lí chặt chẽ của cả người mẹ và chuyên gia y tế. Người mẹ sẽ cần thực hiện các xét nghiệm để hỗ trợ giúp bác sĩ theo dõi được thai kỳ. Từ đó, bác sĩ sẽ có cơ sở để đưa ra được những lời khuyên tốt nhất cho mẹ và bé. Tuy vậy, với những thai phụ có con đầu, mọi thứ sẽ thật bỡ ngỡ. Vậy hãy cùng Klept.com.vn tìm hiểu về những xét nghiệm máu khi mang thai mà bạn cần biết nhé.
Xét nghiệm máu khi mang thai gồm những gì?
Trong một thai kỳ, trước khi em bé chào đời, người mẹ luôn cần một quá t rình theo dõi lâu dài. Quá trình này cần sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên sản phụ khoa và các nhân viên y tế khác. Họ cần thông qua các kết quả của cận lâm sàng để theo dõi thai kỳ của bạn một cách khách quan. Các xét nghiệm máu là một trong những công cụ đắc lực cho điều đó.
Các xét nghiệm máu bác sĩ có thể chỉ định cho các mẹ bầu trong thai kỳ của mình như
- Xét nghiệm Beta HCG.
- Công thức máu toàn phần.
- Xét nghiệm nhóm máu.
- Xét nghiệm yếu tố RF.
- Các xét nghiệm tầm soát dị tật Double test, Tripple test.
- Các xét nghiệm tầm soát nhiễm trùng trong thai kỳ như: Rubella, Viêm gan B, viêm gan C, các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục (STIs), HIV.
Tại sao bạn cần làm các xét nghiệm máu khi mang thai
Thông thường, các mẹ bầu phát hiện mình có thai thường là bằng que thử thai nhanh Quick Stick. Tuy nhiên, phương pháp này có tỷ lệ dương tính giả khá cao, do bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Khi bạn đến khám tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ cho bạn làm xét nghiệm máu tìm định lượng Beta HCG. Đây là một loại xét nghiệm máu có tính chính xác cao. Xét nghiệm máu cũng cho kết quả phát hiện thai kỳ sớm hơn các hình ảnh học như siêu âm.
Khi đã xác định mình có thai, thì hành trình một em bé khỏe mạnh ra đời cần sự theo dõi kỹ từ bác sĩ có chuyên môn và người. Các xét nghiệm máu khi mang thai giúp theo dõi và đánh giá tình trạng sức khỏe của cả mẹ và em bé. Thông qua các xét nghiệm này, bác sĩ có thể dự đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất lợi cho mẹ và con trong toàn bộ thời gian mang thai và sinh nở.
Xem thêm: Những điều chị em cần tránh khi mang thai.
Mỗi giai đoạn khác nhau của thai kỳ, thai phụ và em bé phải đứng trước những nguy cơ bệnh lý khác nhau nên cần thực hiện các xét nghiệm máu thường xuyên theo mốc thời gian. Đặc biệt, khoảng thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ là cực kỳ có ảnh hưởng. Để từ đó, bác sĩ có thể phát hiện sớm hơn các tình trạng bệnh lí như: thiếu máu, dị tật bào thai, nhiễm trùng thai kỳ…Như vậy, người mẹ và thai nhi có thể nhận được các hướng xử trí phù hợp nhất cho mình.
Các xét nghiệm máu khi mang thai giúp ích gì cho mẹ bầu
Xét nghiệm Beta HCG
Những thông tin chung
hCG (Human Chorionic Gonadotropin) thường được gọi là hormone thai kỳ vì nó được tạo ra bởi các tế bào lá nuôi trong bánh nhau ngay sau trứng được thụ tinh. Nồng độ hCG trong huyết thanh tăng nhanh sau thụ thai. Vì vậy nó trở thành một marker tuyệt vời cho việc xác định sớm và theo dõi thai. Mức độ có thể đầu tiên được phát hiện bằng xét nghiệm máu khoảng 11 ngày sau khi thụ thai và khoảng 12 – 14 ngày sau khi thụ thai bằng xét nghiệm nước tiểu. Thông thường, mức độ hCG sẽ tăng gấp đôi cứ sau 72 giờ. Mức độ sẽ đạt đến đỉnh điểm trong 8 – 11 tuần đầu tiên của thai kỳ và sau đó sẽ giảm dần và chững lại trong phần còn lại của thai kỳ.
Phân tích kết quả hCG
Mức hCG thấp có thể là chỉ điểm của nhiều vấn đề và nên được kiểm tra lại trong vòng 48 – 72 giờ để xem mức độ thay đổi như thế nào. Một mức độ thấp có thể chỉ ra:
- Nguyên nhân có thể do tính tuổi thai không chính xác.
- Có khả năng sẩy thai hoặc hỏng trứng.
- Hoặc có thai ngoài tử cung.
Nồng độ hCG cũng có thể là vấn đề và nên được kiểm tra lại trong vòng 48 – 72 giờ để đánh giá các thay đổi về cấp độ. Một mức độ hCG cao có thể do:
- Có thể do tính tuổi thai không chính xác.
- Thai trứng.
- Đa thai.
- Nghĩ nhiều đến hội chứng Down khi lượng AFP trong máu giảm.
Xét nghiệm công thức máu
Những thông tin chung
Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC) được thực hiện trong giai đoạn đầu của thai kỳ để xác định bất kỳ vấn đề sức khỏe nào mà người mẹ có thể thường mắc. Xét nghiệm này theo dõi các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể. Nếu nồng độ sắt trong máu thấp, bạn có thể được chỉ định bổ sung sắt. CBC cũng xác định số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Xét nghiệm CBC thực sự cần thiết, vì nó giúp chẩn đoán bệnh lí hoặc bệnh nhiễm trùng người mẹ có thể mắc. Xét nghiệm tính được số lượng của ba loại tế bào máu. Từ đó nó có thể cung cấp cái nhìn tổng quát về sức khỏe mẹ bầu.
Cụ thể, công thức máu (CBC) sẽ cho chúng ta biết thông tin về những chỉ số sau:
- Số lượng bạch cầu (WBC).
- Phần trăm từng loại bạch cầu (WBC).
- Số lượng hồng cầu Hematocrit (RBC).
- Dung tích hồng cầu (HCT, PCV) và Huyết sắc tố Hemoglobin (Hgb).
- Chỉ số hồng cầu.
- Đếm số lượng tiểu cầu (thrombocytes).
- Khối lượng tiểu cầu (MPV).
Xem thêm: Xét nghiệm máu: Tổng phân tích tế bào máu
Phân tích kết quả một công thức máu toàn phần
- Kết quả xét nghiệm giúp phát hiện bệnh khởi phát ở thai phụ.
- Nếu số lượng WBC thấp, bạn sẽ dễ bị nhiễm trùng. Phạm vi bình thường là 4.500 đến 10.000 tế bào trên mỗi microliter (tế bào/mcL).
- Nếu số lượng hồng cầu của bạn thấp, bạn có thể bị thiếu máu. Phạm vi bình thường đối với nam giới là 4,5 triệu đến 5,9 triệu tế bào/mcL; đối với phụ nữ, nó khoảng 4,1 triệu đến 5,1 triệu tế bào/mcL.
- Phạm vi bình thường của huyết sắc tố (hb) đối với nam giới là 14 đến 17,5 gram mỗi decilit (gm/dL). Đối với phụ nữ, dao động khoảng 12,3 đến 15,3 gm/dL.
- Mức Hct thấp có thể là dấu hiệu thiếu sắt. Điểm Hct cao có thể do bạn mất nước. Phạm vi bình thường đối với nam giới là từ 41,5% đến 50,4%. Đối với phụ nữ, phạm vi là từ 36,9% đến 44,6%.
- Nếu RBC của bạn lớn hơn bình thường, MCV của bạn sẽ tăng. Điều đó có thể xảy ra nếu bạn có lượng vitamin B12 hoặc folate thấp.
- Nếu các tế bào hồng cầu của bạn nhỏ hơn, bạn có thể bị thiếu máu. Điểm MCV phạm vi bình thường là 80 đến 96.
- Phạm vi bình thường của tiểu cầu là 150.000 đến 450.000 tiểu cầu/mcL.
Xét nghiệm nhóm máu và yếu tố RF
Nhóm máu
Có 4 nhóm máu (A, B, AB hoặc O) và bạn sẽ được xét nghiệm máu để tìm ra bạn thuộc nhóm nào. Sẽ rất hữu ích khi biết nhóm máu của bạn trong trường hợp bạn cần được truyền máu. Ví dụ điển hình là khi bạn bị chảy máu nhiều (xuất huyết) khi mang thai hoặc sinh.
Xét nghiệm tầm soát dị tật Double test, Tripple test
Double test
Xét nghiệm Double test là một loại xét nghiệm chủ yếu được đưa ra cho phụ nữ mang thai để xác định các dị tật nhiễm sắc thể ở thai nhi. Xét nghiệm này cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện các bệnh lí thần kinh ở thai nhi. Các bệnh lí chẳng hạn như hội chứng Down hay Hội chứng Edward.
Bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi có thể dẫn đến dị tật phát triển nghiêm trọng và dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác nhau ở trẻ sau khi sinh. Tuy nhiên, những bất thường như vậy là cực kỳ hiếm. Thử nghiệm đánh dấu kép được đặc biệt dành cho phụ nữ mang thai trên 35 tuổi và những người có tiền sử gia đình bị dị tật bẩm sinh và bệnh tiểu đường type 1 phụ thuộc insulin.
Triple test
Xét nghiệm tầm soát trước sinh Triple test là loại xét nghiệm tầm soát sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai. Có ba chất được sử dụng trong xét nghiệm này là AFP, hCG và Estriol.
- AFP: alpha-fetoprotein là một loại protein được sản xuất bởi thai nhi.
- hCG: Gonadotropin màng đệm ở người là một loại hormone được sản xuất trong nhau thai.
- Estriol: estriol là một estrogen được sản xuất bởi cả thai nhi và nhau thai.
Đây là một thủ tục không xâm lấn được thực hiện thông qua xét nghiệm máu. Hiện nay, test được xem là ít có nguy cơ được biết đến với người mẹ hoặc thai đang phát triển.
Thử nghiệm Triple test được thực hiện trong khoảng từ tuần thứ 15 đến tuần thứ 20 của thai kỳ. Tuy nhiên theo y văn, kết quả thu được trong tuần thứ 16-18 được cho là chính xác nhất.
Các xét nghiệm tầm soát nhiễm trùng thai kỳ
Xét nghiệm viêm gan B
Nhiều phụ nữ mắc viêm gan B không có triệu chứng. Điều này có thể vô tình làm bạn truyền nó cho em bé khi chuyển dạ hoặc sau khi sinh. Xét nghiệm này sẽ cho biết bạn có mang mầm bệnh viêm gan B hay không.
Nếu bạn có, bác sĩ sẽ bảo vệ em bé bằng cách tiêm cho bé một loại globulin miễn dịch viêm gan B cũng như mũi tiêm vắc-xin gan B đầu tiên trong vòng 12 giờ sau khi sinh. Em bé sẽ tiêm mũi thứ hai sau 1 hoặc 2 tháng và lần thứ ba sau 6 tháng. Tất cả các thành viên trong gia đình cũng nên được xét nghiệm và tiêm phòng nếu bạn là người mang mầm bệnh.
Xem thêm: Bỏ túi các tip nhỏ khi đến khám Viêm gan B
Sàng lọc giang mai
Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) này tương đối hiếm ngày nay. Tuy nhiên, tất cả phụ nữ nên được kiểm tra vì nếu bạn mắc bệnh giang mai và không điều trị, cả bạn và em bé đều có thể phát triển các vấn đề nghiêm trọng. Trong trường hợp dương tính bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn điều trị.
Xét nghiệm HIV
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, bác sĩ sản phụ khoa đại học Hoa Kỳ và một loạt các tổ chức khác khuyến nghị tất cả phụ nữ mang thai nên được kiểm tra virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Đây là loại virus gây ra bệnh AIDS. Nếu bạn xét nghiệm dương tính với HIV, bạn và em bé của bạn có thể được điều trị ngay. Việc điều trị giúp duy trì sức khỏe của chính bạn và giảm đáng kể khả năng thai nhi sẽ bị nhiễm virus.
Như vậy, trong thai kỳ, để em bé được theo dõi sát, mẹ bầu cũng cần phối hợp với Bác sĩ để tiến hành nhiều xét nghiệm kiểm tra. Các xét nghiệm sẽ giúp bạn biết được tình hình sức khỏe của bé và chuẩn bị cuộc sinh tốt cho cả hai. Đừng lo lắng, hãy chia sẻ ngay với chuyên gia y tế khi bạn cần. Klept.com.vn luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn cho một thai kỳ khỏe mạnh.