Xét nghiệm máu thường cho kết quả với nhiều chỉ số. Mỗi chỉ số đều mang một ý nghĩa thể hiện tình trạng của cơ thể. Vậy bạn đã biết các chỉ số xét nghiệm máu là gì? Ý nghĩa của từng chỉ số ra sao? Hãy cùng Klept.com.vn tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm máu
Kết quả xét nghiệm máu là các chỉ số rất quan trọng. Và cũng là các yếu tố góp phần giúp bác sĩ chẩn đoán, theo dõi quá trình bệnh diễn tiến. Bên cạnh đó, các chỉ số xét nghiệm máu còn giúp đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị bệnh và sức khỏe của bệnh nhân.
Để hiểu rõ xét nghiệm máu để làm gì cũng như những bệnh lý nào cần thực hiện xét nghiệm máu, hãy cùng Klept.com.vn theo dõi bài viết Xét nghiệm máu để làm gì? Các loại xét nghiệm máu.
Các chỉ số xét nghiệm máu
1. Lym trong xét nghiệm máu là gì?
Lymphocytes (LYM) được biết đến là các tế bào bạch cầu Lympho. Tế bào Lympho T sẽ phối hợp với tế bào lympho B cùng kháng lại các nhiễm trùng xảy ra trong cơ thể
Số lượng tế bào LYM trưởng thành bình thường | Mức LYM bình thường ở người trưởng thành | Mức LYM thấp | Mức LYM cao |
800 – 5000 tế bào/mcL | 18 – 45% tổng số tế bào bạch cầu | < 800 tế bào/mcL | > 5.000 tế bào/mcL |
Một số nguyên nhân làm cho LYM thấp là do:
- Cơ thể sản xuất tế bào lympho không đủ cung cấp theo nhu cầu.
- Các tế bào lympho đang bị phá hủy.
- Nhiễm HIV/AIDS.
- Suy dinh dưỡng.
- Lupus ban đỏ.
- Đang sử dụng thuốc steroid hoặc đang xạ trị.
- Hội chứng Wiskott-Aldrich hay hội chứng DiGeorge.
LYM cao có thể là đã mắc bệnh lý nghiêm trọng như:
- Nhiễm virus: sởi, quai bị, adenovirus.
- Viêm gan.
- Bệnh lao.
- Nhiễm toxoplasma.
2. GGT trong xét nghiệm máu là gì?
Gamma-glutamyl transpeptidase (GGT) là một loại enzyme có vai trò quan trọng trong chẩn đoán các tình trạng bệnh lý ở mật và gan. Xét nghiệm này có thể giúp chẩn đoán các tổn thương về gan, tuy nhiên lại không xác định được nguyên nhân. Và mức GGT càng cao thì gan bị tổn thương càng nhiều.
Phạm vi bình thường của GGT sẽ thay đổi tùy thuộc vào tuổi và giới tính. Thường giá trị bình thường sẽ ở khoảng từ 9 – 48 U/L.
Một số nguyên nhân dẫn đến việc GGT tăng cao là:
- Nghiện rượu.
- Mắc các bệnh viêm gan siêu vi mãn tính.
- Cơ thể bị thiếu máu nuôi gan.
- Có khối u ở gan hoặc bị xơ gan.
- Mắc bệnh lý suy tim hoặc đái tháo đường, viêm tụy, gan nhiễm mỡ.
3. PLT trong xét nghiệm máu là gì?
Platelet Count (PLT) là tổng số lượng tiểu cầu có trong một đơn vị thể tích máu. Một số người còn gọi đây là chỉ số tiểu cầu trong xét nghiệm máu. Chỉ số tiểu cầu trong xét nghiệm máu này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi quá trình làm lành vết thương.
Số lượng tế bài tiểu cầu quá thấp hoặc quá cao cho thấy có thể xảy ra các biến chứng về sức khỏe.
Đối tượng | Số lượng tiểu cầu bình thường trên mỗi microlit máu |
Tiểu cầu ở mức cao | > 450.000 |
Tiểu cầu ở mức bình thường | 150.000 – 450.000 |
Tiểu cầu ở mức thấp | < 150.000 |
Các nguyên nhân dẫn đến việc tiểu cầu tăng cao là:
- Trong quá trình hồi phục sau chấn thương, hồi phục sau phẫu thuật bị mất máu quá nhiều.
- Thiếu vitamin B12.
- Hoạt động thể chất cường độ cao hoặc gắng sức.
- Sử dụng thuốc tránh thai.
- Ung thư: phổi, vú, buồng trứng,…
- Thiếu máu do thiếu sắt hoặc thiếu máu tán huyết.
- Viêm khớp dạng thấp, viêm ruột (IBD).
- Bệnh lao.
- Phẫu thuật cắt bỏ lá lách.
Các nguyên nhân dẫn đến việc tiểu cầu giảm là:
- Nhiễm các loại virus như: HIV/AIDS, sởi, viêm gan.
- Sử dụng các loại thuốc: aspirin, chẹn H2, quinidine, kháng sinh có chứa sulfate, thuốc lợi tiểu,…
- Ung thư hạch và bệnh bạch cầu.
- Thiếu máu bất sản.
- Nhiễm trùng huyết.
- Lupus ban đỏ và bệnh Crohn.
- Xơ gan.
4. NEUT/NEU trong xét nghiệm máu là gì?
Neutrophil (NEUT/NEU) được gọi là bạch cầu trung tính. Giúp bác sĩ chẩn đoán một số tình trạng bệnh lý. Hoặc theo dõi điều trị nếu đang mắc 1 bệnh lý cụ thể hoặc đang điều trị bằng hóa trị.
Đối tượng | Mức NEUT bình thường (số lượng/mm3) |
Trẻ sơ sinh | 13.000 – 38.000 |
Trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi | 5.000 – 20.000 |
Người trưởng thành | 4.500 – 11.000 |
Phụ nữ mang thai ở tam cá nguyệt thứ 3 | 5.800 – 13.200 |
Bạch cầu trung tính tăng thường xả ra tự nhiên là do cơ thể bị nhiễm trùng hoặc chấn thương. Tuy nhiên nó cũng có thể là do:
- Sử dụng một số loại thuốc: corticosteroid, chủ vận beta-2 và epinephrine.
- Mắc một số bệnh ung thư.
- Stress.
- Hút thuốc lá.
- Béo phì.
- Hội chứng Down.
- Cắt bỏ lách.
- Một số tình trạng viêm như: viêm khớp dạng thấp, viêm ruột (IBD), viêm gan,…
Ngược lại, nếu NEUT giảm là do:
- Rối loạn chức năng tủy xương.
- Nhiễm khuẩn nặng hoặc nhiễm khuẩn mạn tính.
- Các rối loạn về dị ứng.
- Đang điều trị bệnh bằng một số loại thuốc.
- Các rối loạn tự miễn.
5. RBC trong xét nghiệm máu là gì?
Red Blood Cell (RBC) là tổng số lượng tế bào hồng cầu có trong một đơn vị thể tích máu.
Phụ nữ thường có số lượng hồng cầu thấp hơn nam. Và có xu hướng giảm theo thời gian khi càng lớn tuổi.
Hồng cầu (RBC) | Nam trưởng thành: 4.0 – 5.9 x 10^12 tế bào/L. Nữ trưởng thành: 3.8 – 5.2 x 10^12 tế bào/L. |
Kết quả số lượng hồng cầu có thể được sử dụng để giúp chẩn đoán các tình trạng liên quan đến máu. Chẳng hạn như:
- Hồng cầu thấp có thể là do: thiếu máu thiếu sắt, thiếu vitamin B6, B12 hoặc thiếu folate, bệnh thận, suy dinh dưỡng,…
- Hồng cầu cao có thể là do: hút thuốc lá, bệnh tim bẩm sinh, tiêu chảy nặng, xơ phổi,…
6. MONO trong xét nghiệm máu là gì?
Monocyte (MONO) hay còn được gọi là bạch cầu đơn nhân. Các tế bào này giúp cơ thể chống lại các bệnh tật và nhiễm trùng tấn công cơ thể.
Độ tuổi | Bạch cầu đơn nhân tuyệt đối trên mỗi microlit máu |
Người trưởng thành | 0.2 – 0.95 x 10^3 |
Trẻ sơ sinh từ 6 – 12 tháng tuổi | 0.6 x 10^3 |
Trẻ nhỏ từ 4 – 10 tuổi | 0.0 – 0.8 x 10^3 |
Số lượng bạch cầu đơn nhân tăng cao có thể là do các nguyên nhân sau:
- Viêm mãn tính như: viêm ruột (IBD).
- Bệnh lao, bệnh Brucella, giang mai, viêm nội tâm mạc do nhiễm khuẩn thứ cấp.
- Ung thư hạch hoặc đa u tủy.
- Hội chứng Sarcoidosis.
- Hội chứng Langerhans.
Bạch cầu đơn nhân giảm trong trường hợp:
- Đang trong quá trình hóa trị hoặc xạ trị.
- Nhiễm HIV/AIDS.
- Nhiễm trùng máu.
7. ALT trong xét nghiệm máu là gì?
Alanine aminotransferase (ALT) là một loại enzyme được tìm thấy chủ yếu trong tế bào gan. Xét nghiệm ALT giúp đánh giá chức năng gan hoặc xác định các nguyên nhân cơ bản gây tổn thương gan. Ngoài ra đây còn là xét nghiệm được chỉ định thường quy trong quá trình sàng lọc ban đầu đối với các bệnh lý về gan.
Nó còn có tên gọi khác là xét nghiệm glutamic-pyruvic transaminase huyết thanh (SGPT).
Mức ALT bình thường ở:
- Nam giới trưởng thành không có yếu tố nguy cơ mắc bệnh gan: 29 – 33 IU/L.
- NỮ giới trưởng thành không có yếu tố nguy cơ mắc bệnh gan: 19 – 25 IU/L.
Thông thường mức ALT cao sẽ biểu thị cho việc gan đang bị tổn thương. Và ALT tăng có thể là kết quả của:
- Viêm gan, xơ gan.
- Khối u hoặc ung thư gan.
- Bệnh Hemochromatosis.
- Bệnh đái tháo đường.
8. SGOT (AST) trong xét nghiệm máu là gì?
Aspartate aminotransferase (AST) là một loại enzyme khác cũng được tìm thấy nhiều nhất ở gan. Cũng giống như xét nghiệm ALT, xét nghiệm AST cũng giúp đánh giá chức năng hoạt động của gan. Đặc biệt là ở những đối tượng có mắc các bệnh viêm gan.
Bên cạnh đó nó còn có tên gọi khác là xét nghiệm glutamic-oxaloacetic transaminase (SGOT) trong huyết thanh. 2 xét nghiệm AST và ALT thường được chỉ định thực hiện cùng nhau.
Mức AST bình thường được biểu thị ở các đối tượng như sau:
Đối tượng | Phạm vi bình thường (U/L) |
Trẻ sơ sinh | 47 – 150 |
Trẻ nhỏ | 9 – 80 |
Nam giới trưởng thành | 14 – 20 |
Phụ nữ trưởng thành không mang thai | 10 – 36 |
Trường hợp phụ nữ có thai sẽ có mức AST giảm nhẹ hơn so với bình thường.
Mức AST không nằm trong mức bình thường và nhỏ hơn 5 lần giới hạn bình thường:
- Viêm gan B, viêm gan C.
- Gan nhiễm mỡ.
- Bệnh Wilson.
- Viêm gan tự miễn.
- Thiếu enzyme alpha-1 antitrypsin.
AST nằm trong khoảng từ 5 – 15 lần so với mức bình thường:
- Viêm gan siêu vi cấp tính.
AST cao gấp 15 lần mức bình thường:
- Ngộ độc acetaminophen.
- Sốc gan (đột ngột mất cung cấp máu cho gan).
9. MPV trong xét nghiệm máu là gì?
Mean platelet volume (MPV) là xét nghiệm đo kích thước trung bình của tiểu cầu. Xét nghiệm này thường được thực hiện chung với công thức máu tổng quát.
Ngoài ra có một số trường hợp được chỉ định xét nghiệm MPV như:
- Thường xuyên bị chảy máu.
- Dễ bị bầm tím.
- Xuất hiện các triệu chứng không rõ nguyên nhân báo hiệu vâvs đề về cục máu đông.
Ở người trường thành không mang thai, mức MPV bình thường sẽ là: 7 – 9 fL.
Nếu mức MPV cao hơn bình thường, có thể đã bị một trong các bệnh lý sau:
- Ung thư.
- Đái tháo đường.
- Tim mạch.
- Tiền sản giật.
- Bệnh Crohn.
- Cường giáp.
- Thiếu vitamin B12, vitamin D hoặc folate.
- Chứng tăng sinh tủy xương.
Nếu nồng độ MPV thấp có nghĩa là:
- Bệnh lupus.
- Hội chứng Wiskott-Aldrich.
- Tăng tiểu cầu nguyên phát hoặc thứ phát.
10. Chỉ số crp trong xét nghiệm máu?
C-reactive protein (CRP) là 1 loại protein do gan tạo ra để đáp ứng với tình trạng viêm nhiễm hiện tại của cơ thể. Xét nghiệm CRP được chỉ định khi:
- Nghi ngờ mắc các hội chứng rối loạn viêm nhiễm. Như: viêm khớp, nhiễm trùng, ung thư,…
- Đánh giá hiệu quả điều trị của các trường hợp bị viêm nhiễm.
Tuy nhiên xét nghiệm này chỉ đặc hiệu tình trạng viêm chứ không đặc hiệu cho vị trí viêm. Có nghĩa là nó có thể cho biết cơ thể đang bị viêm nhưng lại không biết vị trí cụ thể bị viêm.
Mức CRP bình thường sẽ < 10 mg/L.
Nồng độ CRP cao sẽ ở mức ≥ 10 mg/L. Điều này có nghĩa là:
- Nguy cơ đau tim cao hơn những người có mức CRP thấp.
- Viêm ruột (IBD).
- Viêm khớp dạng thấp.
- Bệnh lupus.
11. MCV trong xét nghiệm máu là gì?
Mean corpuscular volume (MCV) là thể tích trung bình của 1 tế bào hồng cầu. Thông thường nó được chỉ định chung với các chỉ số xét nghiệm máu khác để chẩn đoán hoặc theo dõi một số rối loạn về máu.
Mức MCV thay đổi khác nhau tùy thuộc nhóm tuổi và giới tính.
Độ tuổi | Nam giới (femtoliter – fl) | Nữ giới (femtoliter – fl) |
1 – 19 tuổi | 81.9 – 87.3 | 82.4 – 87.3 |
> 20 tuổi | 89.9 – 93.6 | 90 – 92.5 |
Trẻ từ 6 – 12 tuổi có mức MCV bình thường là khoảng 86 fl.
Nguyên nhân gây mức MCV thấp là:
- Mất máu.
- Chế độ ăn thiếu cung cấp sắt.
- Phụ nữ đang mang thai.
- Bệnh lý Thalassemia.
Nguyên nhân gây MCV cao là:
- Thiếu vitamin B12 do: ăn chay, viêm dạ dày tự miễn.
- Thiếu vitamin B12 và B9 do: đang cho con bú, nghiện rượu, bệnh Crohn và thuốc điều trị ung thư.
12. MCH trong xét nghiệm máu là gì?
Mean Corpuscular Hemoglobin (MCH) là lượng huyết sắc tố trung bình có trong một tế bào hồng cầu. Và chỉ số này có liên quan đến 2 giá trị khác. Đó là thể tích trung bình của 1 tế bào hồng cầu (MCV) và nồng độ trung bình của huyết sắc tố có trong một thể tích máu (MCHC).
MCH được tính bằng cách lấy lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu (HGB) chia cho số lượng tế bào hồng cầu hiện có (RBC).
MCV = HGB/RBC.
MCV ở mức bình thường là trong khoảng 27.5 – 33.2 picogram (pg).
MCH thấp là khi:
- Thiếu máu do thiếu sắt.
- Bệnh lý di truyền Thalassemia.
MCH cao là khi:
- Thiếu vitamin B12 và thiếu folate.
13. MCHC trong xét nghiệm máu là gì?
Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration (MCHC) là nồng độ trung bình của huyết sắc tố có trong một thể tích máu. Được chỉ định để đánh giá chức năng và hoạt động của các tế bào hồng cầu. Từ đó giúp chẩn đoán và phân loại các rối loạn ảnh hưởng đến hệ tạo máu của cơ thể.
MCHC là phép tính giúp mô tả lượng thể tích có trong mỗi hồng cầu được tạo thành từ huyết sắc tố.
Theo Hội đồng nội khoa Hoa Kỳ, mức MCHC bình thường là 33 – 36 g/dL.
Nếu MCHC dưới mức bình thường: bị thiếu máu nhược sắc. Và thường nguyên nhân là do thiếu sắt.
Nếu MCHC trên mức bình thường: thiếu máu ưu sắc. Nguyên nhân là do bệnh hồng cầu liềm.
14. HGB trong xét nghiệm máu là gì?
Hemoglobin (HGB) là tổng lượng huyết sắc tố có trong một đơn vị thể tích máu. Người ta thường gọi huyết sắc tố là hemoglobin. Nó có chức năng vận chuyển oxy từ phổi cung cấp cho các tế bào bên trong cơ thể hoạt động. Đồng thời tạo màu đỏ cho hồng cầu.
Đối tượng | Mức HGB bình thường tính bằng g/dL |
Trẻ sơ sinh | 11 – 18 |
Trẻ nhỏ | 11.5 – 16.5 |
Nam giới trưởng thành | 13 – 16.5 |
Nữ trưởng thành và không mang thai | 12 – 16 |
Phụ nữ đang mang thai | 11 – 16 |
Một số nguyên nhân gây huyết sắc tố thấp là:
- Trong bữa ăn không cung cấp đủ nguyên tố sắt.
- Cơ thể thiếu vitamin B12 hoặc folate.
- Mất máu nghiêm trọng sau chấn thương hoặc phẫu thuật nghiêm trọng.
- Xuất huyết nội tạng do loét dạ dày, ung thư dạ dày, ung thư ruột kết.
- Bệnh lý thiếu máu hồng cầu liềm, suy giáp.
- Lách to.
- Bệnh thận mãn tính.
Các nguyên nhân dẫn đến việc tăng cao huyết sắc tố là:
- Hút thuốc lá.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tĩnh (COPD), bệnh tim.
- Đang sử dụng erythropoietin.
- Đang trong tình trạng mất nước nghiêm trọng.
- Suy tim.
- Ung thư gan hoặc ung thư thận.
15. HCT trong xét nghiệm máu là gì?
Hematocrit (HCT) là tỷ lệ (%) tế bào hồng cầu có trong tổng thế tích máu. Giúp chẩn đoán một tình trạng bệnh lý cụ thể. Hoặc xác định mức độ cơ thể đáp ứng với phương pháp điều trị.
Đối tượng | Mức HCT bình thường (%) |
Nam giới trưởng thành | 38.8 – 50 % |
Nữ giới trưởng thành | 34.9 – 44.5 % |
Nếu hematocrit ở mức thấp, điều này có thể là dấu hiệu của:
- Mắc các bệnh lý về tủy xương.
- Mắc các bệnh viêm mãn tính.
- Thiếu hụt một số chất dinh dưỡng như: sắt, folate, vitamin B12.
- Suy thận.
- Ung thư hạch.
- Thiếu máu hồng cầu liềm.
Nếu hematocrit ở mức quá cao, điều này có thể là dấu hiệu của:
- Bệnh tim bẩm sinh.
- Cơ thể đang bị mất nước nghiêm trọng.
- Có khối u ở thận.
- Mắc các bệnh lý về phổi.
16. Chỉ số LDL-C, HDL-C trong xét nghiệm máu là gì?
Kw phụ: Chỉ số cholesterol trong xét nghiệm máu là gì?
Chỉ số cholesterol trong xét nghiệm máu được dùng để đo lường mức độ các chất béo có trong máu. Nó bao gồm:
- High-density lipoprotein cholesterol (HDL-C): là cholesterol tốt giúp loại bỏ các cholesterol xấu ra khỏi máu.
- Low-density lipoprotein cholesterol (LDL-C): là cholesterol xấu tích tụ trên các thành động mạch. Làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và xơ vữa động mạch.
- Triglycerides: nồng độ cao triglycerises làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch.
- Very low-density lipoprotein (VLDL): cholesterol này thường không được đề cập trong xét nghiệm cholesterol vì nó không thể đo trực tiếp.
- Total cholesterol: là tổng lượng cholesterol có trong máu. Bao gồm tổng cholesterol HDL, LDL và VLDL.
Kết quả bình thường của cholesterol và triglycerides ở người trưởng thành được biểu thị như sau:
Chỉ số | Nồng độ bình thường (mg/dL) |
HDL-C | ≥ 40 |
LDL-C | < 100 |
triglycerides | < 150 |
Total cholesterol (cholesterol toàn phần) | < 200 |
VLDL | < 30 |
Nếu các chỉ số cholesterol nằm ngoài phạm vi bình thường, có nghĩa là nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, xơ vữa động mạch sẽ tăng cao hơn người bình thường.
Ngoài ra, để có thẻ kết luận bệnh chính xác hơn, bác sĩ thường sẽ xem xét thêm các yếu tố khác. Chẳng hạn như: tiền sử gia đình, cân nặng, chế độ luyện tập thể dục thể thao để xác định nguy cơ cho mỗi cá nhân.
17. Triglycerides trong xét nghiệm máu là gì?
Triglycerides (TG) là một loại chất béo được tìm thấy trong gan. Và nó thường được gọi là chất béo trung tính. Xét nghiệm TG giúp xác định nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra còn hữu ích trong chẩn đoán viêm tụy hoặc xơ vữa động mạch.
Kết quả cơ bản bình thường của mức chất béo trung tính được biểu thị như sau:
Triglyceride (lúc đói) | Bình thường: < 150 mg/dL (< 1.69 mmol/L). Mức ranh giới: 150 – 199 mg/dL (1.69 – 2.25 mmol/L). Cao: 200 – 499 mg/dL (2.26 – 5.64 mmol/L). Rất cao: ≥ 500 mg/dL (> 5.65 mmol/L). |
TG trong xét nghiệm máu tăng cao là do:
- Hút thuốc lá.
- Ít vận động.
- Béo phì hoặc thùa cân.
- Nghiện rượu bia.
- Chế độ ăn ít protein và nhiều carbohydrate.
- Xơ gan.
- Đái tháo đường, suy giáp.
- Hội chứng thận hư.
- Viêm tụy.
Ngược lại nếu mức chất béo trung tính thấp có thể là do:
- Chế độ ăn có ít chất béo.
- Cường giáp.
- Hội chứng kém hấp thu.
- Suy dinh dưỡng.
Chỉ số gan nhiễm mỡ trong xét nghiệm máu?
Ở một số trường hợp, gan nhiễm mỡ được chẩn đoán sau khi có kết quả cho thấy men gan tăng cao. Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm 2 chỉ số gan nhiễm mỡ trong xét nghiệm máu là AST và ALT để chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ.
Nếu kết quả cho thấy men gan tăng cao, có thể sẽ được yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân như:
- Siêu âm.
- Chụp CT hoặc MRI.
- Sinh thiết gan.
18. PDW trong xét nghiệm máu là gì?
Platelet Distribution Width (PDW) là độ phân bố tiểu cầu. Xét nghiệm này cho biết kích thước khác nhau của các tế bào tiểu cầu.
Giá trị bình thường của PDW là: 11 – 15%.
Nguyên nhân duy nhất gây hạ thấp PDW là nghiện rượu bia.
Ngược lại nếu PDW cao có thể biểu thị cho việc:
- Ung thư phổi.
- Bệnh hồng cầu hình liềm.
- Nhiễm khuẩn huyết.
19. PCT trong xét nghiệm máu là gì?
Procalcitonin (PCT) được tìm thấy khi cơ thể bị nhiễm trùng nặng hoặc nhiễm trùng huyết làm cho các tế bào trong cơ thể phóng thích procalcitonin vào máu.
Xét nghiệm PCT giúp:
- Chẩn đoán hoặc loại trừ nhiễm trùng do vi khuẩn và/hoặc nhiễm trùng huyết
- Tìm hiểu mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng huyết
- Đưa ra quyết định điều trị
- Theo dõi hiệu quả điều trị
- Chẩn đoán nhiễm trùng thận ở trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu
Nồng độ procalcitonon trong máu | Ý nghĩa |
Cao |
|
Hơi cao | Không nhiễm trùng huyết, nhưng là dấu hiệu của:
|
Trung bình đến hơi cao | Là dấu hiệu của:
|
20. BASO trong xét nghiệm máu là gì?
Basophils (BASO) còn được gọi với tên là bạch cầu ưa kiềm (hoặc ái kiềm). Mặc dù được tủy xương sản xuất ra nhưng lại được tìm thấy khá nhiều trong các mô trên khắp cơ thể. Và BASO là 1 phần của hệ thống miễn dịch. Chúng giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh để chống lại virus, vi khuẩn, kí sinh trùng và nấm.
Số lượng BASO ở mức bình thường sẽ vào khoảng từ 0 – 300 tế bào/mcL.
Nếu số lượng BASO > 300, điều này có thể là do các nguyên nhân sau:
- Suy giáp.
- Rối loạn tăng sinh tủy xương.
- Các rối loạn viêm tự miễn.
21. WBC trong xét nghiệm máu là gì?
White Blood Cell (WBC) là tổng số lượng bạch cầu có trong một đơn vị thể tích máu. Việc thực hiện xét nghiệm tế bào bạch cầu có thể giúp phát hiện các bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn. Từ đó đưa ra cảnh báo về các bệnh lý chưa được chẩn đoán. Chắc hạn như các bệnh tự miễn, rối loạn tạo máu, thiếu hụt miễn dịch,…
Bên cạnh đó, nó còn giúp theo dõi hiệu quả của quá trình hóa trị, xạ trị hoặc các phương pháp điều trị ung thư khác.
Đối tượng | Số lượng bạch cầu bình thường trên mỗi microlit máu |
Nam giới trưởng thành | 5.000 – 10.000 |
Nữ giới trưởng thành | 4.500 – 11.000 |
Trẻ em | 5.000 – 10.000 |
Một số đối tượng có thể có số lượng bạch cầu khác với khoảng giới hạn này là:
- Phụ nữ mang thai.
- Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 2 tuổi.
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy số lượng bạch cầu thấp, có thể là do các nguyên nhân sau:
- HIV/AIDS.
- Các rối loạn tự miễn.
- Tủy xương bị tổn hương hoặc rối loạn chức năng.
- Ung thư hạch.
- Nhiễm trùng nghiêm trọng.
- Các bệnh về gan và lách. Ví dụ như lách to.
- Lupus ban đỏ.
- Đang trong quá trình hóa trị hoặc xạ trị.
- Đang sử dụng một số loại thuốc. Ví dụ như kháng sinh hoặc thuốc hóa trị.
- Người nghiện rượu.
- Mắc bệnh sốt rét.
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy số lượng bạch cầu cao, có thể là do các nguyên nhân sau:
- Mắc các bệnh lý: lao, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng.
- Sốt.
- Bị bỏng hoặc chấn thương.
- Đang mang thai.
- Bị dị ứng.
- Hen suyễn.
- Đang sử dụng các loại thuốc: corticosteroid, epinephrine, kháng viêm không steroid (NSAID).
- Tổn thương mô, tan máu cấp tính hoặc đang bị chảy máu.
Ngoài ra, bạch cầu tăng cao cũng có thể là do mãn tính hoặc kéo dài với các tình trạng sau:
- Hút thuốc lá.
- Có khối u trong tủy xương.
- Mắc các bệnh lý liên quan đến bạch cầu.
- Mắc các tình trạng: viêm khớp, bệnh về đường ruột.
- Béo phì.
22. Chỉ số FT4 trong xét nghiệm máu là gì?
Chỉ số FT4 (Free T4) là chỉ số đánh giá mức T4 tự do hoặc thyroxine tự do trong máu của bạn. Chỉ số FT4 được sử dụng để tìm hiểu xem tuyến giáp của bạn hoạt động tốt như thế nào.
Phạm vi bình thường của chỉ số FT4 ở người lớn là 0,8 đến 1,8 nanogam trên mỗi decilit (ng/dL).
Chỉ số FT4 có giá trị cao hơn bình thường có thể có nghĩa là bạn có tuyến giáp hoạt động quá mức.
Chỉ số FT4 có giá trị thấp bất thường có thể báo hiệu bệnh suy giáp. Điều này có nghĩa là tuyến giáp của bạn không sản xuất đủ hormone.
23. Creatinine trong xét nghiệm máu là gì?
Creatinine là một chất được tìm thấy sau quá trình thoái hóa creatin có trong các cơ, được đào thải qua thận. Chỉ số creatinine giúp phản ánh tình trạng hoạt động của thận.
Đơn vị đo của creatinine là miligam trên mỗi decilit máu (mg/dL). Ở những người có nhiều cơ bắp hơn thì mức creatinine thường sẽ cao hơn người không có cơ bắp. Và mức creatinine cũng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính mỗi cá nhân.
Đối tượng | Mức creatinine bình thường (mg/dL) |
Nam giới trưởng thành | 0.9 – 1.3 |
Nữ giới trưởng thành | 0.6 – 1.1 |
Nồng độ creatinine trong máu cao cho thấy chức năng thận không bình thường. Nguyên nhân là do:
- Tắc nghẽn đường tiết niệu.
- Chế độ ăn quá nhiều protein.
- Cơ thể đang bị mất nước.
- Thận bị tổng thương hoặc nhiễm trùng.
- Giảm lưu lượng máu đến thận do: sốc, suy tim sung huyết hoặc biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Nồng độ creatinine trong máu thấp thì khá ít gặp và không phổ biến. Nhưng nguyên nhân có thể là do giảm khối lượng cơ trên cơ thể. Tuy nhiên điều này không quá nghiêm trọng nên không được quan tâm nhiều.
24. Chỉ số ASO trong xét nghiệm máu?
Chỉ số xét nghiệm antistreptolysin O (ASO) trong xét nghiệm máu để kiểm tra nhiễm trùng liên cầu khuẩn. Xét nghiệm ASO có thể giúp bác sĩ xác định xem gần đây bạn có bị nhiễm liên cầu khuẩn hay không bằng cách đo sự hiện diện của các kháng thể kháng streptolysin trong máu.
Bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm ASO nếu bạn có các triệu chứng của biến chứng sau nhiễm liên cầu khuẩn. Một số biến chứng phổ biến của liên cầu khuẩn bao gồm:
- Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn.
- Viêm cầu thận.
- Thấp khớp.
Chỉ số xét nghiệm ASO dưới 200 được coi là bình thường ở người trưởng thành. Ở trẻ em dưới 5 tuổi, giá trị thử nghiệm phải nhỏ hơn 100.
Nếu kết quả cho thấy chỉ số ASO cao, bạn có thể bị biến chứng sau liên cầu khuẩn.
Nếu xét nghiệm âm tính và bác sĩ vẫn cho rằng bạn có thể bị biến chứng sau nhiễm liên cầu khuẩn. Họ có thể yêu cầu loại xét nghiệm kháng thể thứ hai để theo dõi. Thời gian lặp lại xét nghiệm trong vòng 10 đến 14 ngày. Cơ thể tạo ra kháng thể ASO trong vòng một tuần sau khi nhiễm bệnh.
- Nếu cả hai xét nghiệm đều âm tính, các triệu chứng của bạn không phải do nhiễm Streptococcus.
- Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy các kháng thể ASO của bạn đang tăng lên, thì có khả năng bạn mới bị nhiễm trùng. Nồng độ kháng thể giảm cho thấy tình trạng nhiễm trùng của bạn đang thuyên giảm.
25. RDW trong xét nghiệm máu là gì?
Red Cell Distribution Width (RDW) là độ phân bố kích thước của tế bào hồng cầu. Giúp đo mức độ biến đổi của hồng cầu về thể tích và kích thước.
Đối tượng | Mức RDW bình thường (%) |
Nữ giới trưởng thành | 12.2 – 16.1 |
Nam giới trưởng thành | 11.8 – 14.5 |
Nguyên nhân dẫn đến RDW cao là:
- Thiếu sắt, vitamin B12 hoặc folate.
- Bệnh thiếu máu hồng cầu to.
Trường hợp RDW thấp có nghĩa là không mắc các rối loạn huyết học liên quan đến RDW.
26. Chỉ số HE4 trong xét nghiệm máu
Nồng độ HE4 tăng cao đáng kể thường xuất hiện trong máu của một phụ nữ bị ung thư biểu mô buồng trứng. Chỉ số xét nghiệm HE4 giúp theo dõi ung thư biểu mô buồng trứng sau điều trị; để phát hiện sự tái phát hoặc tiến triển của bệnh. Không được khuyến cáo để sàng lọc phụ nữ không có triệu chứng ung thư buồng trứng.
Xét nghiệm được thực hiện trước khi bắt đầu điều trị ung thư buồng trứng biểu mô và trong khoảng thời gian sau khi điều trị.
- Nếu một phụ nữ đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng biểu mô và có chỉ số HE4 bình thường thì xét nghiệm này không phù hợp để theo dõi tình trạng ung thư.
- Nếu chỉ số HE4 ban đầu tăng cao và sau đó giảm xuống sau khi điều trị. Điều này có thể là ung thư buồng trứng biểu mô đã đáp ứng với điều trị.
- Nếu chỉ số này tăng hoặc giữ nguyên thì ung thư có thể không đáp ứng.
- Nếu chỉ số HE4 tăng và tăng dần trong quá trình theo dõi định kỳ sau khi điều trị hoặc phẫu thuật ung thư. Điều này có thể cho thấy ung thư đã tái phát..
Các giá trị tham khảo:*
- Nữ giới: < hoặc =140 pmol/L
- Nam: Không áp dụng
27. Chỉ số EOS trong xét nghiệm máu là gì?
Eosinophils (EOS) hay còn được gọi là các bạch cầu ái toan. Và nếu số lượng bạch cầu ái toan tăng cao, điều này có thể là cơ thể đang chống lại nhiễm trùng hoặc đang có phản ứng dị ứng diễn ra trong cơ thể.
Số lượng tế bào EOS trên mỗi mcL | Kết quả | Nguyên nhân |
< 500 | Bình thường | |
> 500 | Tăng bạch cầu ái toan. Chia thành 3 loại:
|
Nhiễm các loại giun kí sinh.
Bệnh tự miễn. Xảy ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Mắc bệnh chàm, dị ứng theo mùa. Hen suyễn. Bệnh lupus, bệnh Crohn. Bệnh bạch cầu hoặc một số bệnh ung thư khác. Viêm loét đại tràng. |
28. Chỉ số acid uric trong xét nghiệm máu?
Acid uric là chất được tạo ra khi cơ thể phân hủy thực phẩm có chứa hợp chất hữu cơ gọi là purin. Xét nghiệm acid uric là xác định lượng acid uric có trong máu giúp xác định việc sản xuất và đào thải acid uric của cơ thể có tốt hay không. Từ đó hỗ trợ cho chẩn đoán bệnh gout.
Thường thì mục đích của xét nghiệm này là:
- Chấn đoán và theo dõi diễn tiến của bệnh gout.
- Theo dõi các bệnh nhân đang điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị.
- Kiểm tra chức năng thận sau chấn thương.
- Xác định nguyên nhân gây sỏi thận.
Nồng độ acid uric thay đổi phụ thuộc vào giới tính. Cụ thể mức acid uric bình thường được biểu thị như sau:
Đối tượng | Nồng độ acid uric bình thường (mg/dL |
Phụ nữ | 1.5 – 6.0 |
Nam giới | 2.5 – 7.0 |
Nồng độ acid uric cao thường là do các nguyên nhân sau:
- Đái tháo đường.
- Đợt tái phát của viêm khớp cấp tính.
- Đang điều trị ung thư bằng hóa trị.
- Rối loạn tủy xương.
- Chế độ ăn có nồng độ cao purin.
- Suy giảm chức năng tuyến cận giáp.
- Suy thận cấp.
- Sỏi thận.
- Đa u tủy.
- Ung thư di căn.
Acid uric trong máu thấp có thể là do các nguyên nhân sau:
- Bệnh Wilson.
- Hội chứng Fanconi.
- Nghiện rượu.
- Bệnh lý về gan hoặc thận.
29. PSA trong xét nghiệm máu là gì?
Prostate-Specific Antigen (PSA) là 1 loại protein do các tế bào ở tuyến tiền liệt sản xuất ra. Xét nghiệm PSA giúp:
- Sàng lọc sớm các dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt.
- Xác định nguyên nhân gây bất thường về hoạt động của tuyến tiền liệt.
- Giúp bác sĩ đưa ra quyết định khi nào bắt đầu điều trị ở bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt.
- Theo dõi diễn tiến điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
Không có mức PSA bình thường hoặc bất thường trong máu. Trước đây nếu nồng độ PSA < 4.0 ng/mL được coi là bình thường. Tuy nhiên một vài trường hợp có PSA < 4 ng/mL vẫn mắc ung thư tuyến tiền liệt. Và người có nồng độ PSA trong khoảng 4.0 – 10 ng/mL thì không bị. Vì vậy ở 1 người đàn ông, nồng độ PSA càng cao thì càng có nhiều khả năng mắc ung thư tuyến tiền liệt hơn.
30. Chỉ số Glucose trong xét nghiệm máu?
KW phụ: Chỉ số tiểu đường trong xét nghiệm máu?
Xét nghiệm glucose hay còn gọi là xét nghiệm đường huyết. Đây là xét nghiệm dùng để xác định lượng glucose có trong máu. Từ đó giúp chẩn đoán bệnh đái tháo đường tuýp 1 và 2. Đồng thời cũng kiểm tra lượng đường và insulin có trong máu ở những đối tượng đã được chẩn đoán mắc tiểu đường.
Nồng độ glucose trong máu có mức bình thường tùy thuộc tình trạng và thời điểm thực hiện xét nghiệm. Cụ thể như sau:
Tên xét nghiệm | Không bị đái tháo đường | Tiền đái tháo đường | Đái tháo đường |
Glucose huyết tương lúc đói | ≤ 99 mg/dL | 100 – 125 mg/dL | ≥ 126 mg/dL |
HbA1C | < 5,7% | 5.7 – 6.4 % | ≥ 6.5 % |
Chỉ số tiểu đường trong xét nghiệm máu còn phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
- Tình trạng bệnh lý hiện tại ở mỗi cá nhân.
- Thời gian mắc bệnh đái tháo đường.
- Biến chứng hiện có của bệnh tiểu đường.
- Độ tuổi.
- Tình trạng mang thai.
31. HBsAg trong xét nghiệm máu là gì?
HBsAg là kháng nguyên bề mặt của Viêm gan siêu vi B. Xét nghiệm này có thể phát hiện sự hiện diện thực sự của virus viêm gan B trong máu của bạn. HBsAg có thể được phát hiện trong máu sau 1-4 tuần từ khi tiếp xúc với virus.
Kết quả xét nghiệm HBsAg dương tính có nghĩa là bạn bị nhiễm bệnh và có thể lây truyền vi-rút viêm gan B cho người khác qua máu của bạn.
Nếu một người có kết quả xét nghiệm “dương tính”, thì cần phải xét nghiệm thêm để xác định xem đây là viêm gan B “cấp tính” hay viêm gan B “mãn tính”.
Kết quả xét nghiệm HBsAg âm tính có nghĩa là bạn không bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh vẫn có nên cần tiêm phòng để bảo vệ.
32. Chỉ số SCC trong xét nghiệm máu là gì?
Squamous Cell Carcinoma Antigen hay còn được viết tắt là SCCA hoặc SCC. Đây là xét nghiệm sử dụng kỹ thuật miễn dịch nhằm định lượng nồng độ kháng nguyên ung thư của tế bào biểu mô vảy.
Giới hạn bình thường của SCC là < 2 ng/mL. Ngoài ra trước khi làm xét nghiệm, bác sĩ sẽ khai thác về tiền sử của mỗi người. Sau đó nếu có nghi ngờ thì sẽ quyết định có làm sinh thiết để chẩn đoán chính xác hay không.
33. CK trong xét nghiệm máu là gì?
Creatine kinase (CK) là 1 loại protein hay còn gọi là enzyme được tìm thấy chủ yếu trong xương và cơ tim.
Xét nghiệm CK giúp chẩn đoán cơn đau tim. Ngoài ra còn được chỉ định trong một số trường hợp khác như:
- Tổn thương cơ.
- Đột quỵ, cơn đau tim thứ hai.
- Rối loạn cơ như loạn dưỡng cơ.
- Bệnh viêm cơ, tiêu cơ vân.
Nồng độ CK thay đổi phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, khối lượng cơ bắp và hoạt động thể chất.
Nam giới trưởng thành | 55 – 170 U/L. |
Phụ nữ trưởng thành | 30 – 145 U/L. |
Một vài trường hợp ngoại lệ như:
- Nam giới có xu hướng CK nồng độ cao hơn ở nữ giới.
- Và người Mỹ gốc Phi cũng có xu hướng CK cao hơn chủng tộc khác.
34. Chỉ số HCV trong xét nghiệm máu?
Xét nghiệm HCV hay còn gọi là xét nghiệm kháng thể kháng virus gây bệnh viêm gan C có trong máu. Xét nghiệm này được chỉ định trong trường hợp cần chẩn đoán chính xác mắc bệnh viêm gan C.
Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm được hiểu như sau:
- Âm tính: không nhiễm virus viêm gan C. Tuy nhiên nếu đã tiếp xúc với virus viêm gan C trong 6 tháng qua thì cần xét nghiệm lại.
- Dương tính: đã nhiễm virus viêm gan C. Tuy nhiên kết quả xét nghiệm kháng thể dương tính không nhất thiết được hiểu là đang bị viêm gan C. Và chỉ cần làm xét nghiệm theo dõi bệnh viêm gan C.
35. Chỉ số HBeAg trong xét nghiệm máu là gì?
Chỉ số HBeAg hỗ trợ:39
- Xác định sự hiện diện của kháng nguyên “e” viêm gan B trong việc theo dõi tình trạng lây nhiễm của những người mắc bệnh viêm gan B mãn tính
- Xác định khả năng lây nhiễm của người mang virus viêm gan B (HBV)
- Theo dõi phản ứng huyết thanh của bệnh nhân nhiễm HBV mạn tính được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút
Sự hiện diện của HBeAg trong huyết thanh tương quan với khả năng lây nhiễm của HBV, số lượng virion lây nhiễm. Cùng với đó là sự hiện diện của kháng nguyên lõi HBV trong tế bào gan bị nhiễm bệnh.40
Trong quá trình hồi phục sau viêm gan B cấp tính, chỉ số HBeAg giảm và không thể phát hiện được trong huyết thanh.
Ở những người mang HBV và bệnh nhân viêm gan B mãn tính:
- Kết quả HBeAg dương tính. Điều này cho thấy sự nhân lên của HBV hoạt động và khả năng lây nhiễm cao.
- Kết quả HBeAg âm tính cho thấy rất ít hoặc không có sự sao chép của HBV.
36. Chỉ số CA 125 trong xét nghiệm máu?
Cancer antigen 125 (CA 125) là 1 loại protein được tìm thấy trong các tế bào ung thư buồng trứng. Xét nghiệm máu CA 125 giúp đo lường lượng kháng nguyên ung thư 125 có trong máu. Từ đó giúp theo dõi diễn tiến bệnh ung thư buồng trứng trong và sau khi điều trị.
Ở một số trường hợp, xét nghiệm này còn giúp kiểm tra các dấu hiệu sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh. Tuy nhiên nó vẫn chưa được coi là xét nghiệm sàng lọc bệnh ung thư buồng trứng vì mức bất thường CA 125 có thể được gây ra bởi nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau.
Nồng độ CA 125 (U/mL) | Chẩn đoán |
≤ 35 | Bình thường |
> 35 | Tăng CA 125 |
Nồng độ CA 125 tăng cao không có nghĩa là mắc ung thư buồng trứng hoặc một loại ung thư bất kỳ nào đó. Mà có thể là do một số tình trạng bệnh lý khác gây ảnh hưởng như:
- U xơ tử cung.
- Lạc nội mạc tử cung.
- Viêm vùng chậu.
- Đang mang thai.
- Đang trong giai đoạn hành kinh.
37. Chỉ số CEA trong xét nghiệm máu?
Kháng nguyên carcinoembryonic (CEA) là 1 chất do các tế bào ung thư tạo ra. Xét nghiệm CEA giúp chẩn đoán và quản lý điều trị một số loại ung thư. Đặc biệt thường được chỉ định trong ung thư ruột già và ung thư trực tràng.
Ngoài ra kết quả xét nghiệm còn giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị của phương pháp điều trị ung thư.
Tuy nhiên CEA vẫn tăng trong trường hợp hút nhiều thuốc lá ngay cả khi không mắc ung thư.
Nồng độ CEA bình thường sẽ ≤ 3 ng/mL.
Nếu mức CEA trên 3 ng/mL, có thể là do một trong các nguyên nhân sau:
- Cơ thể đang bị nhiễm trùng.
- Xơ gan.
- Hút thuốc lá mãn tính.
- Viêm ruột (IBD).
Nếu CEA cao hơn 20 ng/mL, đây được coi là nồng độ CEA tăng ở mức rất cao. Điều này còn có nghĩa là điều trị ung thư không hiệu quả. Hoặc ung thư đã di căn sang bộ phận khác trên cơ thể.
38. Chỉ số xét nghiệm máu CA 15-3
Các tế bào khỏe mạnh trong vú giải phóng một protein gọi là CA 15-3 (cancer antigen 15-3).
CA 15-3 là một trong những protein được tạo ra với số lượng cao bởi các tế bào ung thư vú. Khi chúng được tìm thấy trong máu, chúng có thể báo hiệu sự hiện diện của bệnh ung thư vú.
Chỉ số xét nghiệm CA 15-3 góp phần chẩn đoán ung thư vú tiến triển. Đồng thời, chỉ số này có thể giúp một chuyên gia chăm sóc sức khỏe xác định mức độ điều trị tốt như thế nào hoặc kiểm tra tái phát ung thư vú. Cụ thể là cho thấy một khối u đang lan rộng hay giảm để đáp ứng với điều trị.
Mức bình thường của chỉ số CA 15-3 thường là 30 đơn vị mỗi ml (U/mL) hoặc ít hơn.
Mức CA 15-3 thường tăng theo sự tiến triển của ung thư vú. Các mức CA 15-3 tiếp tục tăng theo thời gian có thể chỉ ra rằng:
- Điều trị không hoạt động hiệu quả
- Ung thư đang tiếp tục lây lan
- Ung thư đang tái phát
Giảm mức CA 15-3, hoặc mức độ trở lại bình thường, có thể chỉ ra rằng việc điều trị đang hoạt động hiệu quả.
Trong một số trường hợp, một người có mức CA 15-3 bình thường vẫn có thể bị ung thư vú. Trong giai đoạn đầu của ung thư vú, mức CA 15-3 có thể khó phát hiện. Ngoài ra, khoảng 20-25% những người bị ung thư vú tiến triển có khối u không giải phóng CA 15-3.
39. Chỉ số AFP trong xét nghiệm máu là gì?
Alpha-fetoprotein (AFP) là một loại protein được tìm thấy với nồng độ rất cao ở trong máu thai nhi. Xét nghiệm AFP được coi là xét nghiệm sàng lọc định kỳ trong khoảng từ tuần thai thứ 14 -tuần 22. Xét nghiệm này giúp:
- Kiểm tra hormone tuyến sinh dục màng đệm (hCG).
- Kiểm tra lượng hormone có tên gọi là estriol. Hormone này do nhau thai và gan em bé sản xuất.
- Kiểm tra nồng độ chất ức chế A. Đây là loại hormone do nhau thai của em bé sản xuất ra.
Mức AFP bình thường ở nam và nữ giới không mang thai là: < 10 ng/mL.
Nếu nồng độ AFP > 10 ng/mL, có 2 trường hợp:
- Không mang thai: đã mắc một số bệnh ung thư hoặc bệnh lý liên quan đến gan.
- Đang mang thai: khuyết tật ống thần kinh ở bào thai.
Tuy nhiên nồng độ AFP rất khác nhau trong suốt giai đoạn mang thai. Kết quả sẽ không chính xác nếu việc xác định thời gian mang thai không chính xác.
Nếu đang mang thai nhưng mức AFP rất thấp, điều này có thể cho thấy:
- Bất thường nhiễm sắc thể.
- Hội chứng Down.
- Hội chứng Edwards.
40. LUC trong xét nghiệm máu là gì?
Chỉ số LUC giúp đánh giá trong chẩn đoán nhiễm virus, kích hoạt miễn dịch nhiễm HIV, chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp tính và dự đoán giai đoạn giảm bạch cầu trung tính của bệnh nhân ung thư. Ngoài ra, khi LUC tăng cho thấy dấu hiệu của bệnh suy thận mạn, sốt rét, nhiễm virus, phản ứng sau phẫu thuật,…
Giá trị bình thường: 0- 4%
41. LDH trong xét nghiệm máu là gì?
Lactate dehydrogenase (LDH) là 1 enzyme rất cần thiết trong quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng cung cấp cho các tế bào trong cơ thể. Xét nghiệm LDH giúp kiểm tra các bệnh lý hoặc chấn thương có làm hỏng các tế bào hay không. Từ đó cho thấy tế bào bị tổn thương cấp hay mãn tính.
Nồng độ LDH bình thường tùy thuộc vào độ tuổi và được tính theo đơn vị là U/L. Cụ thể như sau:
Độ tuổi | Nồng độ LDH bình thường (U/L) |
0 -10 ngày tuổi | 290 – 2000 |
10 ngày tuổi – 24 tháng tuổi | 180 – 430 |
2 tuổi – 12 tuổi | 110 – 295 |
> 12 tuổi | 100 – 190 |
Nồng độ LDH cao cho thấy một số mô đang bị tổn thương. Nguyên nhân có thể là do:
- Viêm phổi
- Đau tim.
- Suy đa cơ quan.
Trường hợp có nồng độ LDH thấp rất hiếm gặp và hầu như không gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
42. Ký hiệu canxi trong xét nghiệm máu?
Canxi là 1 trong những khoáng chất quan trọng được dự trữ nhiều trong xương. Canxi không những giúp xương và răng chắc khỏe. Mà còn có tác dụng quan trọng trong các hoạt động bình thường của dây thần kinh, tim và cơ bắp.
Xét nghiệm canxi là 1 phần của xét nghiệm máu tổng quát định kỳ. Ngoài ra xét nghiệm còn được chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh lý:
- Bệnh thận.
- Bệnh về tuyến cận giáp.
- Ung thư.
- Suy dinh dưỡng.
Nồng độ canxi trong máu ở người trưởng thành ở mức bình thường là từ 8.6 – 10.2 mg/dL.
Người có nồng độ canxi cao có thể đã mắc một số tình trạng sau:
- Cường cận giáp nguyên phát.
- Cường giáp.
- Suy thận.
- Nằm bất động và không đi lại trong một thời gian dài.
- Đang sử dụng một số loại thuốc như: lợi tiểu lithium hoặc thiazide.
- Bổ sung quá nhiều canxi hoặc vitamin D.
Một số nguyên nhân tiềm ẩn gây hạ canxi máu là:
- Suy tuyến cận giáp.
- Viêm tụy.
- Suy thận.
- Có vấn đề trong việc hấp thu canxi.
- Đang dùng một số loại thuốc như: corticosteroid, thuốc chống động kinh, kháng sinh rifampin.
- Chế độ ăn không cung cấp đủ lượng canxi hoặc vitamin D.
43. Chỉ số MXD trong xét nghiệm máu là gì?
Xét nghiệm máu MXD còn được gọi là xét nghiệm máu đếm tế bào hỗn hợp. Chỉ số MXD giúp xác định mỗi loại tế bào chiếm bao nhiêu % nhất định trong máu. Thông thường là ba loại tế bào bạch cầu chiếm tỷ lệ ít hơn so với bạch cầu trung tính và tế bào lympho. Cụ thể là bạch cầu đơn nhân, bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm trong máu. Chỉ số MXD được coi bình thường cho giá trị xét nghiệm máu nằm trong khoảng từ 5% đến 10%.
44. Chỉ số AMH trong xét nghiệm máu?
Anti Mullerian Hormone (AMH) là một loại hormone được sản xuất bởi cơ quan sinh dục ở cả nam và nữ. Nó có vai trò quan trọng trong sự phát triển cơ quan sinh dục ở thai nhi.
Xét nghiệm AMH giúp kiểm tra khả năng sản xuất trứng của phụ nữ để có thể thụ tinh thành công. Nồng độ AMH cho biết một người phụ nữ còn lại bao nhiêu tế bào trứng được dữ trữ trong cơ thể.
Ngoài ra xét nghiệm AMH còn được chỉ định để:
- Dự đoán thời điểm bắt đầu thời kỳ mãn kinh.
- Xác định nguyên nhân mãn kinh sớm.
- Xác định nguyên nhân gây vô kinh.
- Chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
- Kiểm tra trẻ sơ sinh có bộ phận sinh dục không xác định rõ là nam hay nữ.
- Theo dõi ở những phụ nữ mắc ung thư buồng trứng.
Đơn vị đo nồng độ AMH bằng nanogam trên mililit (ng / mL). Tiêu chuẩn về nồng độ AMH huyết tương (ng/mL) đo bằng kỹ thuật ECLIA sử dụng để đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng là:
- Khả năng sinh sản bình thường: > 1,0 ng/mL.
- Khả năng sinh sản trung bình thấp: 0,7-0,9 ng/mL.
- Khả năng sinh sản kém: 0,3 – 0,6 ng/mL.
- Khả năng sinh sản rất kém: < 0,3 ng/mL.
Cần lưu ý rằng vì các phòng thí nghiệm sử dụng các thiết bị khác nhau nên ngưỡng quy định có thể thay đổi.
Đáng lưu ý rằng mức xét nghiệm AMH thấp thường ở người lớn tuổi vì AMH suy giảm tự nhiên theo tuổi tác. Vì vậy việc dự trữ buồng trứng thấp hơn ở độ tuổi 30, 40 và 50 là điều bình thường. Tuỳ theo từng độ tuổi tương ứng, phạm vi bình thường là:
- 25 tuổi: 3,0 ng / mL.
- 30 tuổi: 2,5 ng / mL.
- 35 tuổi: 1,5 ng / mL.
- 40 tuổi: 1 ng / mL.
- 45 tuổi: 0,5 ng / mL.
Xét nghiệm AMH cao ở một số người bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
45. RH trong xét nghiệm máu là gì?
Xét nghiệm yếu tố Rh là xét nghiệm máu cơ bản. Xét nghiệm được sử dụng để phát hiện kháng thể đối với máu Rh dương tính. Điều này sẽ cho biết bạn là Rh dương tính hay Rh âm tính. Mẫu máu thường được lấy trong lần khám thai đầu tiên để sàng lọc nhóm máu và yếu tố Rh.
Yếu tố Rh là một loại protein di truyền được tìm thấy trên bề mặt hồng cầu. Nếu máu của bạn có protein, bạn là người có Rh dương tính. Nếu máu của bạn không có protein, bạn có Rh âm tính.
Nếu bạn là người có Rh dương tính, bạn không cần phải làm gì cả.
Nếu bạn là Rh âm tính và em bé của bạn là Rh dương tính, cơ thể bạn có thể tạo ra các kháng thể có thể gây hại trong lần mang thai thứ 2. Thực hiện các bước sau:
- Nếu bạn bị chảy máu âm đạo bất cứ lúc nào trong thai kỳ, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn ngay lập tức.
- Trao đổi với bác sĩ của bạn về việc lên lịch tiêm globulin miễn dịch Rh trong thời kỳ mang thai của bạn.
- Thông báo với nhân viên y tế trong quá trình chuyển dạ rằng bạn là người có Rh âm tính.
46. Chỉ số INR trong xét nghiệm máu
International Normalized Ratio (INR) là 1 tỷ lệ chuẩn hóa quốc tế được biểu thị dưới dạng số cho kết quả đông máu. INR có liên quan đến xét nghiệm PT. hay còn gọi là xét nghiệm thời gian prothrombin đo lượng thời gian cần thiết để huyết tương đông lại.
Xét nghiệm PT giúp chẩn đoán chứng rối loạn chảy máu.
Kết quả PT thường được biểu thị dưới dạng chữ số theo tỷ lệ chuẩn hóa quốc tế (INR). cụ thể như sau:
- INR bình thường ở người không sử dụng thuốc chống đông máu là: 0.9 – 1.1.
- INR bình thường ở người có sử dụng thuốc warfarin là: 2 – 3.5.
Nếu máu không đông trong khoảng thời gian bình thường, có thể đã mắc phải một trong những tình trạng sau:
- Dùng sai liều warfarin.
- Mắc các bệnh lý về gan.
- Thiếu hụt vitamin K.
- Rối loạn chảy máu do thiếu hụt yếu tố đông máu II.
47. BUN trong xét nghiệm máu?
Blood Urea Nitrogen (BUN) là lượng nitơ có trong ure. Xét nghiệm BUN giúp đánh giá chức năng thận hoạt động như thế nào. Ngoài ra nó còn được chỉ định để chẩn đoán các tình trạng:
- Các tổn thương ở gan.
- Suy dinh dưỡng.
- Cơ thể bị mất nước.
- Suy tim sung huyết.
- Xuất huyết dạ dày.
Nồng độ BUN thường thay đổi theo giới tính và độ tuổi. Mức BUN bình thường nằm trong phạm vi sau:
- Nam giới trường thành: 8 – 24 mg/dL.
- Nữ giới trường thành: 6 – 21 mg/dL.
- Trẻ em dưới 18 tuổi: 7 – 20 mg/dL.
Các nguyên nhân gây nồng độ BUN cao là:
- Các bệnh lý về tim, suy tim sung huyết.
- Xuất hiện 1 cơn đau tim gần đây.
- Xuất huyết dạ dày.
- Cơ thể đang bị mất nước.
- Sốc hoặc đang bị stress nặng.
- Đang sử dụng một số loại kháng sinh.
Nồng độ BUN thấp có thể chỉ ra các vấn đề có thể mắc phải:
- Suy gan.
- Suy dinh dưỡng.
- Chế độ ăn thiếu hụt protein nghiêm trọng.
- Cơ thể đang bị thừa nước.
48. Chỉ số bilirubin trong xét nghiệm máu là gì?
Bilirubin là một sắc tố màu vàng được tìm thấy trong máu và phân. Xét nghiệm bilirubin giúp kiểm tra các tổn thương ở gan. Và thường được chỉ định kèm theo các xét nghiệm khác như: ALT, AST, albumin.
Giá trị bình thường của bilirubin được biểu thị như sau:
Bilirubin trực tiếp người trưởng thành | 0 – 0.4 mg/dL. |
Bilirubin toàn phần người trưởng thành | 0.3 – 1.0 mg/dL |
Bilirubin gián tiếp = Bilirubin toàn phần – Bilirubin trực tiếp |
Tuy nhiên ở trẻ sơ sinh, mức bilirubin thường sẽ cao hơn bình thường. Và trong vòng 24 giờ sau sinh, bilirubin gián tiếp thường sẽ < 5.2 mg/dL.
Ở người có lượng bilirubin cao có thể là do có vấn đề về gan, túi mật. Chẳng hạn như:
- Viêm gan, xơ gan.
- Hội chứng Gilbert.
- Hẹp ống dẫn mật.
- Ung thư túi mật hoặc ung thư tuyến tụy.
- Sỏi mật.
- Thiếu máu tán huyết.
Trẻ sơ sinh có lượng bilirubin cao thường dễ dẫn đến tình trạng vàng da. Có 3 loại vàng da phổ biến là:
- Vàng da sinh lý: từ 2 – 4 ngày sau sinh. Thường không nghiêm trọng.
- Vàng da khi cho con bú: tuần đầu tiên sau sinh. Thường là do sữa mẹ ít.
- Vàng da do sữa mẹ: sau 2 – 3 tuần tuổi. Do có một số vấn đề gặp phải trong quá trình xử lý một số chất trong sữa mẹ.
49. GR trong xét nghiệm máu là gì?
Chỉ số GR (Granulocytes) thường đo số lượng hoặc phần trăm tế bào bạch cầu có hạt.
Chỉ số GR bình thường là:
- 1.800-8.300 tế bào/mcL
- 45-75%
GR có thể tăng trong: sau khi ăn, nhiễm khuẩn cấp tính, bệnh bạch cầu, nhồi máu cơ tim… GR có thể giảm trong: bệnh do virus, bệnh thiếu máu Biermer, dùng thuốc, hóa chất, suy tủy, sốc phản vệ…
50. Chỉ số OD trong xét nghiệm máu
Xét nghiệm OD hay còn gọi là xét nghiệm tìm kiếm kháng thể chống lại Toxocara có trong máu.
Hiện nay phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để chẩn đoán nhiễm Toxocara là xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzyme (ELISA). Sử dụng các kháng nguyên ở giai đoạn ấu trùng để tiến hành phân tích mẫu bệnh phẩm.
Xét nghiệm OD giúp tìm kiếm và phát hiện:
- Bệnh Toxocariasis.
- Bệnh giun đũa chó.
- Bệnh giun đũa chó mèo.
- Bệnh giun đũa chó ở mắt.
- Các loài Toxocara.
Kết quả được diễn giải như sau:
- Dương tính: phát hiện kháng thể IgG đối với các loài Toxocara. Điều này có nghĩa là đã từng nhiễm vi khuẩn này trước đây hoặc bây giờ đang nhiễm. Tuy nhiên kết quả dương tính giả có thể xảy ra ở bệnh nhân bị nhiễm loài giun sán khác. Chẳng hạn như: Ascaris lumbricoides, Schistosoma sp , Strongyloides).
- Âm tính: không phát hiện kháng thể IgG đối với các loài Toxocara. Có nghĩa là không nhiễm Toxocara. Tuy nhiên xét nghiệm có thể được xem xét làm lại ở những đối tượng xuất hiện triệu chứng ngay sau khi tiếp xúc với Toxocara.
Cần lưu ý:
- Kết quả âm tính không thể loại trừ 100% nhiễm trùng Toxocara. Vì độ nhạy của xét nghiệm còn phụ thuộc vào vị trí nhiễm trùng và thời gian lấy mẫu bệnh phẩm.
- Âm tính giả có thể xảy ra ở người bị ức chế miễn dịch nặng.
- Kết quả dương tính không thể phân biệt được nhiễm trùng ở đợt cấp tính hay nhiễm trùng mắc phải đã lâu.
51. Globulin miễn dịch (Ig) trong xét nghiệm máu là gì?
KW phụ: Chỉ số IGE trong xét nghiệm máu
Globulin miễn dịch (Immunoglobulins – Ig) còn được gọi với tên khác là kháng thể. Chúng là các phân tử được tế bào bạch cầu tạo ra nhằm giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và ung thư. Có 5 loại globulin miễn dịch là: IgA, IgD, IgE, IgG và IgM.
Thông thường xét nghiệm IgA, IgG và IgM thường được chỉ định hơn.
Giới hạn bình thường ở các globulin miễn dịch được biểu thị như sau:
Xét nghiệm globulin miễn dịch | Phạm vi bình thường (g/L) | Nguyên nhân gây nồng độ thấp | Nguyên nhân gây nồng độ cao |
IgA | 0.8 – 3.0 | Bệnh bạch cầu
Tổn thương thận Các vấn đề về đường ruột Sau truyền máu có các phản ứng nghiêm trọng. Thiếu IgA từ lúc mới sinh |
Đa u tủy.
Các bệnh tự miễn như: viêm khớp dạng thấp, xơ gan,… |
IgD | 0.003 – 0.03 | Chưa ghi nhận báo cáo | Đa u tủy (hiếm) |
IgE | 0.0002 – 0.002 | Hội chứng mất điều hòa – giãn mạch. | Nhiễm kí sinh trùng.
Phản ứng dị ứng. Hen suyễn. Viêm da dị ứng. Một số bệnh ung thư. |
IgG | 6.0 – 16.0 | Bệnh bạch cầu.
Tổn thương thận. |
AIDS.
Đa u tủy Viêm gan mãn tính Bệnh đa xơ cứng |
IgM | 0/4 – 2.5 | Đa u tủy
Bệnh bạch cầu |
Viêm gan siêu vi giai đoạn sớm
Viêm khớp dạng thấp. Bệnh bạch cầu đơn nhân. Tổn thương thận. Nhiễm kí sinh trùng. |
Phân loại các chỉ số xét nghiệm máu
Ở mỗi loại xét nghiệm sẽ có các chỉ số khác nhau. Tùy vào mục đích của xét nghiệm mà bạn sẽ nhận được kết quả ở các chỉ số tương ứng.
Các chỉ số xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (xét nghiệm huyết học)
- RBC: tổng số lượng tế bào hồng cầu có trong một đơn vị thể tích máu.
- HCT: tỷ lệ (%) tế bào hồng cầu có trong tổng thế tích máu.
- HGB: tổng lượng huyết sắc tố có trong một đơn vị thể tích máu.
- MCH: lượng huyết sắc tố trung bình có trong một tế bào hồng cầu.
- MCHC: nồng độ trung bình của huyết sắc tố có trong một thể tích máu.
- MCV: thể tích trung bình của 1 tế bào hồng cầu.
- RDW: độ phân bố kích thước của tế bào hồng cầu.
- WBC: tổng số lượng bạch cầu có trong một đơn vị thể tích máu.
- NEUT/NEU: bạch cầu trung tính.
- LYM: các tế bào bạch cầu Lympho.
- MONO: bạch cầu đơn nhân.
- EOS: các bạch cầu ái toan.
- BASO: bạch cầu ưa kiềm (hoặc ái kiềm).
- PLT: tổng số lượng tiểu cầu có trong một đơn vị thể tích máu.
- MPV: xét nghiệm đo kích thước trung bình của tiểu cầu.
- PDW: độ phân bố tiểu cầu.
Các chỉ số sinh hóa máu
- Creatinine.
- SGOT (AST).
- ALT.
- GGT.
- ALP.
- Bilirubin.
- Albumin.
- LDL-C, HDL-C.
- Triglycerides.
- Canxi.
- Acid uric.
Xét nghiệm đánh giá chức năng gan và thận
- BUN: lượng nitơ có trong ure.
- HBeAg.
- HBsAg.
- HCV.
Xét nghiệm trong bệnh lý đái tháo đường
- Glucose.
Xét nghiệm xác định tình trạng viêm nhiễm
- Chỉ số CRP.
Xét nghiệm trong các bệnh lý ung thư
- SCC.
- CA 125.
- CEA.
- PSA.
- HE4.
- CA 15-3.
Xét nghiệm máu bao nhiêu tiền? Xét nghiệm máu ở đâu?
Hiện nay, các xét nghiệm máu trở nên phổ biến và được thực hiện ở nhiều cơ sở. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn những nơi thực hiện xét nghiệm uy tín. Từ đó, đảm bảo được chất lượng của kết quả xét nghiệm và các chẩn đoán. Bài viết Xét nghiệm máu bao nhiêu tiền? Xét nghiệm máu ở đâu chính xác và nhanh? của Klept.com.vn sẽ mang đến cho bạn các tiêu chí lựa chọn nơi xét nghiệm máu uy tín và giá xét nghiệm máu bao nhiêu tiền.
Trên đây là những thông tin về các chỉ số xét nghiệm máu và ý nghĩa của các chỉ số trong việc chẩn đoán. Bạn nên lựa chọn những nơi xét nghiệm máu uy tín để đảm bảo kết quả. Khi có những thắc mắc về các chỉ số hoặc sức khỏe của cơ thể, cần gặp ngay bác sĩ để được tư vấn và điều trị.