Celiac – 1 loại bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa phức tạp và khó chẩn đoán. Người mắc bệnh Celiac có chế độ ăn ra sao? Nên và không nên ăn gì? Tìm hiểu ngay nhé.
Bệnh Celiac được biết đến là 1 loại rối loạn tự miễn dịch làm ảnh hưởng tới sự vận hành của hệ tiêu hóa. Celiac sẽ được kích hoạt khi phát hiện cơ thể chúng ta dung nạp các thực phẩm có chứa gluten. Bệnh Celiac khó chẩn đoán và người bệnh gặp phải khá nhiều vấn đề trong lối sống sinh hoạt hàng ngày. Cùng xem bệnh Celiac là gì? Người mắc bệnh này nên ăn và không nên gì nha.
Bệnh Celiac là bệnh gì?
Đầu tiên, bạn cần biết rằng bệnh Celiac khác với bệnh “không dung nạp gluten” hay nhạy cảm với gluten. Có sự nhầm lẫn này là bởi 2 căn bệnh này có những biểu hiện và triệu chứng khá giống nhau.
Theo bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Celiac là chứng viêm ở phần trên của ruột non, gây ra chủ yếu là bởi sự không dung nạp được gluten. Còn bệnh không dung nạp gluten thì là thuật ngữ chung, mang ý nghĩa rộng hơn sử dụng cho tất cả các loại nhạy cảm hoặc không dung nạp gluten. Tuy có sự tương đồng trong triệu chứng nhưng việc chẩn đoán và quản lý 2 bệnh này lại có sự khác biệt.
Bệnh Celiac không gây viêm, không tạo ra các kháng thể. Các bác sĩ cũng không thể thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh không dung nạp gluten như bệnh Celiac.
Bệnh Celiac hay bệnh không dung nạp gluten thường sẽ áp dụng chế độ ăn không có gluten là phương pháp tốt nhất để kiểm soát bệnh. Đặc biệt, với bệnh Celiac, ngăn chặn tình trạng viêm và tổn thương đường ruột sẽ quan trọng hơn việc kiểm soát tiêu thụ gluten.
Nguyên nhân gây bệnh Celiac
Bệnh Celiac có liên quan tới yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc Celiac thì khoảng tỉ lệ người khác trong gia đình bạn mắc có thể là 1/10.
Celiac thì không biểu hiện triệu chứng nếu không có yếu tố gây bệnh. Nếu gặp các yếu tố sau có nghĩa là bệnh đang phát triển:
- Tiêu thụ thức ăn chứa gluten như lúa mì, lúa mạch thì hệ thống miễn dịch sẽ tấn công, gây tổn thương những mô lót trong ruột non.
- Tinh thần quá căng thẳng.
- Nhiễm trùng đường ruột.
- Sinh con hay làm phẫu thuật.
Ngoài ra, bệnh Celiac hay gặp ở những người thuộc cộng đồng người Caucasian và những người mắc các bệnh như hội chứng Down, bệnh Addison, viêm khớp, đái tháo đường type 1, hội chứng Turner.
Triệu chứng và dấu hiệu mắc bệnh Celiac?
Những triệu chứng phổ biến thường gặp ở bệnh nhân mắc Celiac là:
- Táo bón, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, màu xám. Phân thường hôi và có bọt.
- Đầy hơi, đau bụng, chướng bụng.
- Có thể yếu, mệt mỏi, xanh xao.
- Loét miệng.
- Mụn rộp, phát ban.
- Chuột rút ở cơ.
- Đau xương hoặc đau khớp
- Thiếu máu
- Ở trẻ nhỏ xuất hiện tình trạng sụt cân, chậm lớn, chậm phát triển.
Người lớn thường sẽ ít triệu chứng hơn trẻ nhỏ nên sẽ được chẩn đoán bằng phương pháp xét nghiệm máu. Bác sĩ khuyến cáo nếu bạn gặp các triệu chứng kể trên hoặc gặp vấn đề đường ruột kéo dài trên 2 tuần thì hãy tới cơ sở y tế càng sớm càng tốt để khám và được điều trị kịp thời nếu phát hiện bệnh.
Bệnh Celiac có nguy hiểm không?
Bệnh Celiac được cho rằng rất nguy hiểm khi có thể đưa tới những biến chứng nặng nề sau:
- Ung thư (ung thư tiểu tràng và u lympho ruột).
- Vô sinh hoặc sảy thai.
- Không dung nạp lactose.
- Tổn thương men răng.
- Suy dinh dưỡng.
- Gây tổn thương hệ thần kinh (co giật, mất cảm giác các chi,…).
- Các bệnh lý về tụy.
- Loãng xương.
Người mắc bệnh Celiac: Nên và không nên ăn gì?
Khi bị bệnh Celiac, bệnh nhân có thể có nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng và gây ra nhiều bệnh khác. Những người mắc bệnh này sẽ thiếu 1 loạt các vitamin như vitamin B12, vitamin D,…; các dưỡng chất thiết yếu như sắt, kẽm, axit folic,… (chất giúp cơ thể sản sinh năng lượng).
Theo chuyên trang của bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, trường hợp tệ hơn của bệnh nhân mắc Celiac là bệnh nhân không hấp thụ và tiêu hóa được chất béo nên xuất hiện tình trạng tiêu chảy ra chất béo, dần sụt cân và suy dinh dưỡng. Vì vậy, việc lên thực đơn ăn uống cho những người này cần sự cẩn thận, kỹ càng vì chỉ nếu hấp thụ quá nhiều thực phẩm có gluten thì cơ thể sẽ gặp vấn đề.
Những loại thực phẩm được khuyên dùng cho người bệnh Celiac là:
- Hoa quả, rau xanh (rau bó xôi, bông cải xanh,…)
- Các loại hạt
- Thịt, cá tươi (chưa qua chế biến), trứng
- Các sản phẩm sữa (sữa chua, sữa không đường, phô mai,…)
- Cơm, ngô, bột khoai tây, bột báng, đậu nành
- Socola đen, nước cam
Người bệnh Celiac cần tránh xa những thực phẩm chứa gluten như:
- Lúa mì, lúa mạch
- Mạch nha (sữa mạch nha, chiết xuất mạch nha, giấm mạch nha)
- Men bia
- Tinh bột mì, bánh mì, mì ống
- Món tráng miệng (bánh ngọt, bánh quy)
- Đồ ăn nhanh (Khoai tây chiên, xúc xích chiên,…)
Một số loại thực phẩm chế biến sẵn cũng chứa gluten nên bạn cần đọc kỹ thành phẩm sản phẩm trước khi mua nhé. Tốt nhất hãy lựa chọn những sản phẩm mà trên bao bì có ghi “không chứa gluten” để đảm bảo an toàn.
Bạn cũng cần lưu ý một số nguồn có chứa gluten tiềm ẩn như thuốc, son môi, vitamin và thực phẩm chức năng, nước súc miệng,…
Celiac không chỉ khó chẩn đoán mà hiện nay y khoa chưa có thuốc điều trị bệnh này. Phương pháp chữa trị duy nhất có thể thực hiện là bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn uống không gluten một cách nghiêm ngặt và khoa học.
Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về bệnh Celiac cùng những gợi ý thực đơn để bổ sung chất dinh dưỡng cho người bệnh hiệu quả.
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Mua ngay sữa tươi không đường tại Klept.com.vn để bổ sung vào thưc đơn cho người bệnh Celiac nhé
Klept.com.vn