Phòng Enzym học và Phân tích hoạt tính sinh học

Địa chỉ:

Phòng 239-240, nhà  T8 – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: (84) 24 35690652

Thành viên chính thức hiện nay

Phụ trách phòng: TS. Phạm Bảo Yên, Giảng viên

Đào tạo: Tiến sĩ 2009, Trường Đại học Bắc Carolina Mỹ.

Postdoc: Trường Đại học Bắc Carolina Mỹ (2009-2011).

Chuyên ngành: Hóa sinh và sinh học phân tử

ĐT: (84) 24 35690652

Email:  yenpb@vnu.edu.vn

 

TS. Trịnh Tất Cường, Giảng viên

Đào tạo: Tiến sĩ 2010, Đại học Chungnam, Hàn Quốc

Chuyên ngành: Sinh Y học

ĐT:  (84) 24 35575493

Email: cuongtrinhtat@gmail.com

TS. Phạm Thị Lương Hằng, Giảng viên

Đào tạo: Tiến sĩ 2007, Đại học Greifswald, Đức.

Chuyên ngành: Dược sinh học

ĐT: (84) 24 38582179

Email:  luonghang@vnu.edu.vn

Lĩnh vực và hoạt động nghiên cứu:

  • Nghiên cứu tách chiết và sản xuất thử nghiệm các chế phẩm protein-enzyme ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm, y- dược, nông nghiệp và bảo vệ môi trường.
  • Nghiên cứu phát triển các phép thử sinh học trên cơ sở phân tích tương tác với các protein là mục tiêu tác dụng của thuốc (như các thụ thể hoặc các enzyme chuyển hóa thuốc), bao gồm cả các protein được biểu hiện bằng công nghệ ADN tái tổ hợp, nhằm sàng lọc các hợp chất có hoạt tính sinh học bắt nguồn từ dược liệu và làm sáng tỏ cơ chế tác động của chúng.
  • Phát triển các marker phân tử, và các phương pháp chuẩn trong việc pháp hiện các bệnh ung thư và bệnh truyền nhiễm.
  • Ứng dụng và phát triển những chất có hoạt tính sinh học thành các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe cho cộng đồng.

Đ tài, d án tiêu biu:

  • Nghiên cứu nhân dòng, biểu hiện và tinh sạch endopeptidase của vi khuẩn Clostridium botulinum phân lập ở Việt Nam (2020-2022). Đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số: KLEPT.20.02. Chủ trì: TS. Phạm Bảo Yên.
  • Tuyển chọn các chủng vi tảo và tạo màng sinh học tự dưỡng có khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh ở động vật thuỷ sản (2019-2022). Đề tài cấp nhà nước NAFOSTED), mã số: 106.02-2019.336. Chủ trì: TS. Phạm Thị Lương Hằng.
  • Nghiên cứu chuẩn hóa một số quy trình phân tích sinh học đạt chuẩn ISO 17025:2017 để phục vụ công tác phân tích và thử nghiệm (2018-2020). Nhiệm vụ cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số: KLEPT.18.01. Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Đình Thắng.
  • Nghiên cứu phát triển và ứng dụng hạt nano-melanin nhằm bảo vệ tế bào thường và mô lành khi xạ trị ung thư (2017-2019). Đề tài cấp nhà nước (NAFOSTED), mã số: 108.02-2017.07. Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Đình Thắng.
  • Nghiên cứu lipase và peptide deformylase của các chủng vi khuẩn Helicobacter pylori phân lập ở Việt Nam: tính đa hình di truyền, tinh sạch và biểu hiện enzyme tái tổ hợp và kiểm tra khả năng ức chế bởi các dịch chiết thảo dược nhằm định hướng phát triển thuốc (2014-2019). Đề tài cấp nhà nước (NAFOSTED), mã số 106-NN.02-2013.55. Chủ trì: TS. Phạm Bảo Yên.
  • Nghiên cứu cơ chế kháng vemurafenib của các dòng tế bào melanoma mang đột biến BRAFV600E và đánh giá khả năng điều trị melanoma kháng vemurafenib bằng một số phytochemical (2014-2016). Đề tài cấp nhà nước (NAFOSTED), mã số: 106-NN.02-2013.07. Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Đình Thắng.
  • Điều tra các chất có hoạt tính sinh học mới từ hai loài vi khuẩn lam Anabaena sp. và Nostoc sp. phân lập tại Việt Nam (2012-2015). Đề tài cấp nhà nước (NAFOSTED), mã số: 106.16-2012.24. Chủ trì: TS. Phạm Thị Lương Hằng.
  • Nghiên cứu phát triển công nghệ màng sinh học biofilm trong xử lý nước thải giàu nitơ, photpho (2012-2014). Đề tài cấp Nhà nước, mã số: 06/HĐ-BCT. Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Quang Huy.
  • Nghiên cứu một số dược chất từ các cây thuốc Việt Nam ứng dụng trong thử nghiệm mô hình sàng lọc thuốc với các protein thụ thể nhóm kết cặp G-protein (GPCR) (2011-2014). Đề tài cấp nhà nước, mã số: ĐT-PTNTĐ.2011-G/04. Chủ trì: PGS.TS. Đinh Đoàn Long.
  • Nghiên cứu quy trình sản xuất axít gamma amino butyric từ lên men dịch cám gạo bằng Lactobacillus để ứng dụng làm thực phẩm chức năng (2011-2012). Đề tài cấp Bộ KHCN, mã số KC.10.TN01/11-15, Chủ trì: TS. Trịnh Tất Cường.

Nhng công b tiêu biu:

  • Nguyen Thi Le Na, Bui Thi Van Khanh, Pham Xuan Huy, Hoang Thi My Nhung, Nguyen Thi Van Anh & Nguyen Dinh Thang (2020). Melanin biomaterial effectively eliminates bacteria from water and synergistically induces melanoma-cell death during X-ray irradiation. Materials Technology 36(5):261-269.
  • Trung Do, Trang T.H. Nguyen, Thai N. Ha, Nguyen T.H. Nhu, Nguyen Van Lam, Nguyen T.T. Tram, Yen Pham (2019). Identification of Anti-Helicobacter pylori Compounds From Usnea undulata. Natural Product Communications 14(7):1-3.
  • Trinh PL, Pham Y (2018). Establishment of a Multiplex PCR-based procedure for detection of most common mutations in NPM1, FLT3 in acute myeloid leukemia patients. Annals of Clinical & Laboratory Science 48(1):35-39.
  • Hang T.L. Pham, Lien T.T. Nguyen, Tuan A. Duong, Dung T.T Bui, Que T. Doan, Ha T.T Nguyen, Sabine Mundt (2017). Diversity and bioactivities of nostocacean cyanobacteria isolated from paddy soil in Vietnam. Systematic and Applied Microbiology40(8): 470 – 481.
  • Schallenberg-Rüdinger M, Oldenkott B, Hiss M, Trinh PL, Knoop V, Rensing SA (2017). A Single-target mitochondrial RNA editing factor of funaria hygrometrica can fully Reconstitute RNA editing at two sites in Physcomitrella patens. Plant and Cell Physiology58(3):496-507.
  • Dao Q. Nguyen, Phuong T. Duong, Hieu M. Nguyen, Nguyen Hoang Nam, Nguyen Hoang Luong, Yen Pham (2016). New biological treatment targeting Mycobacterium tuberculosis in contaminated wastewater using lysing enzymes coupled to magnetic nanoparticles.Green Processing and Synthesis5(5): 473-478.
  • Nguyen Dinh Thang, Pham Thi Thu Huong, Nguyen Van Minh (2016). Movement of BBAP from cytoplasm to nucleus decreases the metastatic ability of vemurafenib-resistant cells.Molecular Medicine Reports15(1):317-322.
  • Ha Duc Chu, Quynh Ngoc Le, Huy Quang Nguyen, Dung Le (2016).Genome-wide analysis of genes encoding methionine-rich proteins in Arabidopsis and soybean suggesting their roles in the adaptation of plants to abiotic stress. International Journal of Genomics, Article ID 5427062.
  • Nguyen Dinh Thang, Ichiro Yajima, Masashi Kato, et al. (2015) Deltex-3-like (DTX3L) stimulates metastasis of melanoma through FAK/PI3K/AKT but not MEK/ERK pathway.  Oncotarget 6(16):14290-14299.
  • Long Dinh Doan, Nhung Hong Thi Pham, Nhung My Hoang, Cuong Trinh Tat, Van Hong Thi Nguyen, et al. (2015). Interaction of Vietnamese Medical Plant Extracts with Recombinantly expressed human neurokinon-1 receptor. Planta Medica Letters 2(01): e42-e47.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *