Hiện nay, rất nhiều người bị Covid-19 nhưng không có dấu hiệu. Vậy người mắc Covid-19 không triệu chứng có lây bệnh được không? Cùng tìm hiểu nhé.
Rất nhiều thắc mắc được đặt ra khi người bệnh mắc Covid-19 nhưng lại không có dấu hiệu bệnh như: Người mắc Covid có lây bệnh được không? Mắc trong bao lâu thì khỏi? Sức khỏe những người này có nguy hiểm và có nguy cơ chuyển nặng không? Người mắc Covid không triệu chứng có cần uống thuốc? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Người mắc Covid-19 không triệu chứng là gì?
Người mắc Covid-19 không có triệu chứng là người tuy đã mang mầm bệnh virus SARS-CoV-2 trong cơ thể nhưng vẫn khỏe mạnh, không xuất hiện bất cứ triệu chứng bệnh nào như ho, sốt, khó thở,…. Các nhà khoa học cho biết rằng có tới một nửa số người nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể là người mang mầm bệnh không triệu chứng, mà theo thuật ngữ y học gọi là “người lành mang trùng”.
Những bệnh nhân này thường không xuất hiện tình trạng suy hô hấp, chỉ số SpO2 trên 95%, nhịp thở dưới 20 lần mỗi phút. Các bác sĩ và nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, thực tế chưa xác định rõ được về mức lây nhiễm của những người bệnh này, nếu họ không có các triệu chứng lâm sàng.
Người mang mầm bệnh không triệu chứng có thể đã bị tấn công bởi vi sinh vật gây bệnh, nhưng cơ thể có sức đề kháng mạnh nên ức chế được sự phát triển của vi sinh vật (ngăn sự nhân lên của chúng) nên không xuất hiện triệu chứng.
Cũng có thể, số lượng vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể khá ít, chưa thể gây bệnh nên chưa xuất hiện triệu chứng gì.
Trường hợp tiếp theo của người mang bệnh không triệu chứng là bệnh nhân bị mầm bệnh xâm nhập và chúng đang dần thích nghi với điều kiện mới để sinh sôi, gây bệnh. Ta gọi đó là thời kỳ ủ bệnh hay nung bệnh. Giai đoạn này phụ thuộc nhiều yếu tố như độc lực của vi sinh vật, số lượng vi sinh vật, sức đề kháng của bệnh nhân,…
Tham khảo thêm: Dấu hiệu, triệu chứng khi nhiễm Covid-19
Người mắc Covid không triệu chứng có khả năng lây bệnh không?
Những người mang mầm bệnh không triệu chứng này là đối tượng rất được các nhà dịch tễ học quan tâm vì họ có thể gieo rắc mầm bệnh một cách âm thầm mà không hề hay biết. Ngay cả bác sĩ hay cán bộ y tế cũng khó có thể biết được nếu không thấy nghi ngờ và làm các xét nghiệm cần thiết.
Điều nguy hiểm nhất là mầm bệnh lây lan nhanh chóng ra môi trường xung quanh, đặc biệt là với những người tiếp xúc gần. Theo thời gian, họ có thể làm cho số lượng lớn người bị nhiễm bệnh, thậm chí bùng phát thành dịch hoặc đại dịch. Điều này cũng không ngoại lệ với Covid-19.
Covid-19 không triệu chứng có nguy hiểm không? Bệnh có chuyển nặng không?
Trường hợp những người mang mầm bệnh Covid-19 nhưng không có triệu chứng nào hết sức nguy hiểm với mọi người xung quanh. Mặc dù chúng chưa tác động quá lớn và gây bệnh cho người đó nhưng chúng luôn đào thải ra môi trường bên ngoài qua đường hô hấp, thở, giao tiếp của người bị bệnh.
Từ đây, virus sẽ lan ra khắp nơi, làm cho người gặp phải và mắc bệnh. Bộ Y tế cho biết có khoảng 80% bệnh nhân F0 hiện nay không có triệu chứng nào hoặc triệu chứng nhẹ như sốt trên 38 độ C, chảy mũi, đau họng, ho nhiều, đau đầu nhiều, tiêu chảy,… Bệnh nhân mắc không có triệu chứng thì bệnh cũng có thể chuyển nặng bất ngờ, nên cần phải theo dõi thường xuyên.
Khi F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, nếu đột nhiên có những biểu hiện sau thì cần nhanh chóng liên hệ nhân viên y tế để được hỗ trợ kịp thời, đánh giá mức độ tổn thương phổi, cần hỗ trợ oxy hoặc chuyến đến bệnh viện hay không:
-
Thở nhanh
-
Cảm giác khó thở
-
Đau tức ngực
-
Màu da, niêm mạc nhợt nhạt hơn bình thường
Mắc Covid không triệu chứng có tự khỏi bệnh? Có cần uống thuốc không?
Người mắc Covid không triệu chứng có thể tự khỏi bệnh sau 2-3 tuần nhiễm bệnh. Lý do được cho là vì trong cơ thể mỗi người tồn tại 1 hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể bằng cách chống lại virus xâm nhập, tuy có thể làm bệnh nhân bị sốt.
Chính vì vậy, một người khỏe mạnh, không bệnh nền và hệ miễn dịch vững chắc thì có thể tự khỏi bệnh được.
Các F0 không triệu chứng nếu được phát hiện cần tuân thủ quy định cách ly nghiêm ngặt, tránh tiếp xúc người khác, sát khuẩn cơ thể thường xuyên, đeo khẩu trang và đảm bảo giữ liên lạc với nhân viên y tế để được hỗ trợ kịp thời.
Bác sĩ Hoàng Thanh Tuấn, Phó chủ nhiệm khoa Phẫu thuật tạo hình, tái tạo – Bệnh viện Bỏng Quốc gia khuyến cáo người bệnh cần chuẩn bị các loại thuốc thiết yếu: Thuốc hạ sốt (Efferalgan, Panadol,…), thuốc trị ho, thuốc tiêu chảy, thuốc xịt mũi và thuốc cho bệnh nền.
Ngoài ra một số cần chuẩn bị cả cồn sát khuẩn, nước muối sinh lý súc miệng, vitamin C, kẽm, thảo dược trị cảm và ho, nước suối, nước bù điện giải.
Người bệnh cũng cần chuẩn bị sẵn những vật tư y tế dự phòng gồm: Nhiệt kế, máy đo SpO2, que test nhanh, khẩu trang, găng tay, máy theo dõi bệnh nền nếu có.
Nhóm thuốc bạn không nên dự phòng và tự điều trị là thuốc kháng sinh, thuốc khánh viêm, thuốc kháng virus. Lưu ý rằng mọi sự điều trị, dùng thuốc đều cần sự cho phép của bác sĩ và phù hợp với từng bệnh nhân. Người bệnh không nên tự ý mua, dùng thuốc vì có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, người bệnh Covid-19 cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Bạn tránh ăn, uống những đồ lạnh. Hãy bổ sung thật nhiều rau, trái cây, nước uống để bù khoáng. F0 nên cung cấp đủ protein bằng việc ăn uống sữa, thịt gà, thịt cá,… Bổ sung vitamin C giúp tăng cường miễn dịch. Vitamin C có nhiều trong cam, bưởi, bông cải xanh,…
Tham khảo: Đang là F0 có quan hệ được không?
Trên đây là tất tần tật những điều cần biết về người mắc Covid-19 không triệu chứng. Bạn hãy nhớ rằng dù trường hợp nào cũng cần bình tĩnh xử lý, luôn giữ thái độ sống vui vẻ, lành mạnh để bảo vệ sức khỏe chính mình và những người xung quanh.
Nguồn: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC)
Klept.com.vn