Chó, mèo là những loài vật gần gũi và thân thuộc với con người. Tuy nhiên, việc tiếp xúc nhiều với lông chó, mèo có thể gây kích ứng. Trong đó, dị ứng lông chó có xu hướng nghiêm trọng hơn. Trong bài viết hôm nay, Klept.com.vn sẽ cùng tìm hiểu các triệu chứng và các xét nghiệm dị ứng lông chó dưới góc nhìn khoa học và y học.
Bệnh dị ứng lông chó là gì?
Chó sản xuất loại protein đặc hữu có trong lông, nước bọt và nước tiểu. Thông thường, protein ở lông chó vô hại khi tiếp xúc với con người. Dẫu vậy, một số người có hệ miễn dịch nhạy cảm với protein này sẽ dị ứng với lông chó.
Ngoài ra, bụi và lông tơ là những dị nguyên gây kích ứng, có thể bám trên lông chó. Đây cũng là một nguyên nhân khác làm lông chó trở nên mẫn cảm với một số người. Những loại bụi và lông tơ này có thể tích tụ dần trên thảm, bàn ghế,… cùng các vật dụng khác trong nhà.
Lông chó, bụi và lông tơ có thể tồn tại một thời gian dài trong không khí. Khi đi vào mũi, chúng sẽ gây phản ứng dị ứng.
Triệu chứng dị ứng lông chó
Các dấu hiệu của dị ứng lông chó có thể không xuất hiện ngay ở những người mẫn cảm. Chúng có thể xuất hiện sau một thời gian tiếp xúc dài như là:
- Sưng, ngứa mũi hoặc quanh hốc mắt.
- Đỏ da sau khi bị chó liếm.
- Ho, khó thở hoặc thở khò khè trong vòng 15 đến 30 phút sau khi tiếp xúc lông chó.
- Phát ban trên mặt, cổ và ngực.
- Xuất hơn cơ suyễn cấp trên cơ địa từng bị hen suyễn trước đó.
- Ở trẻ nhỏ, ngoài những triệu chứng trên, còn xuất hiện dấu hiệu bị chàm sữa.
Xét nghiệm và chẩn đoán dị ứng lông chó
Xét nghiệm dị ứng lông chó là xét nghiệm da và xét nghiệm máu. Trong đó, xét nghiệm máu để phát hiệu IgE đặc hiệu với chất gây dị ứng là lông chó. Một số người cho rằng họ bị dị ứng lông chó nhưng hoá ra không phải vậy. Thay vào đó, thông qua xét nghiệm, họ phát hiện họ bị dị ứng với phấn hoa hoặc nấm mốc mà chú cún mang trên người.
Test phản ứng dị ứng tại da
Thử phản ứng ở da là một trong những xét nghiệm đặc trưng để tìm nguyên nhân dị ứng lông chó. Có 3 xét nghiệm thử phản ứng ở da như sau: 2
- Test lẩy da (scratch test hay còn gọi là prick test).
- Test áp bì (patch test).
- Test trong da (intradermal test).
Cả hai phương pháp test lẩy da và trong da đều cần dùng một cây kim nhỏ có chứa dịch trích từ lông chó nghi ngờ dị ứng. Nhân viên y tế sẽ đưa vào vùng da trên cẳng tay sau đó theo dõi phản ứng trong vòng 15 phút. Nếu xảy ra những phản ứng da đồng nghĩa với việc bạn có dị ứng với lông chó.
Riêng test áp bì là xét nghiệm dị ứng bằng miếng dán. Phương pháp thực hiện thông qua các miếng dán có chứa chất nghi gây dị ứng. Mỗi miếng dán có dị nguyên sẽ đặt lên vùng da lành của bạn. Bạn sẽ lưu miếng dán đó 48 giờ hoặc lặp lại một lần nữa vào 72 đến 96 giờ để xem có phản ứng dị ứng xảy ra hay không.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu thực hiện trên nguyên lý tìm và đo lượng IgE có trong máu khi hoà chung với trích xuất của lông chó. Nếu trong mẫu máu xét nghiệm có IgE nói lên rằng bạn có khả năng dị ứng với lông chó.
Các xét nghiệm giúp ích nhiều trong việc chẩn đoán. Nhưng chúng có độ chính xác nhất định.
Cách điều trị và phòng ngừa dị ứng lông chó
Cách an toàn nhất để loại bỏ dị ứng là tránh tiếp xúc với vật nuôi. Song song đó, vẫn có những cách giảm thiểu các dấu hiệu dị ứng lông chó.
Thuốc
Lông chó thường xâm nhập vào mũi, gây dị ứng. Do đó, các cách điều trị thường có tác dụng tại mũi như là:
Thuốc kháng histamin
Một trong những thuốc không kê đơn điều trị dị ứng hiệu quả là thuốc kháng histamin. Những hoạt chất kháng histamin có thể kể đến là: diphenhydramine, fexofenadine,… Trên thị trường hiện có đa dạng các dòng thuốc: dạng bôi ngoài da – Benadryl, thuốc uống – Claritin, Allegra… Tuỳ theo nhu cầu sử dụng, người dị ứng lông chó có thể lựa chọn cách dùng tiện lợi nhất. Thuốc sẽ giúp bạn giảm ngứa, hắt hơi và sổ mũi.
Corticosteroid
Corticosteroid là loại thuốc cực kỳ cần thiết cho người bị dị ứng. Chúng có khả năng kháng viêm và kiểm soát các triệu chứng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, thuốc này chỉ được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Natri cromolyn
Natri cromolyn là thuốc phòng ngừa những dấu hiệu dị ứng tại mũi như nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa, hắt hơi do dị ứng,… Đây là thuốc xịt mũi không kê đơn thường được sử dụng trước khi xuất hiện triệu chứng.
Thuốc kháng leukotriene
Leukotriene là hoạt chất trung gian xuất hiện trong phản ứng viêm của dị ứng. Thuốc kháng leukotriene ngăn các phản ứng như thế. Tuy nhiên thuốc này chỉ được khuyến nghị khi không dung nạp được thuốc kháng histamin và corticosteroid. Vì thế, người dị ứng cần sự theo dõi sát của bác sĩ khi sử dụng.
Chích ngừa dị ứng
Chích ngừa là liệu pháp miễn dịch đặc hữu để phòng ngừa dị ứng. Đặc biệt, khi các triệu chứng kích ứng nghiêm trọng thì việc chích ngừa giúp giảm nhẹ triệu chứng đó. Các bác sĩ chuyên khoa dị ứng sẽ tuỳ theo thể trạng người bệnh để đưa ra lời khuyên phù hợp.
Biện pháp không dùng thuốc
- Rửa mũi. Ngoài việc dùng thuốc, việc súc mũi miệng bằng nước muối hàng ngày sẽ loại bỏ các chất dị ứng, làm sạch đường mũi. Từ đó, bạn có thể giảm thiểu triệu chứng chảy mũi, sổ mũi về sau.
- Tắm chó hằng tuần. Đồng thời, bạn nên vệ sinh nhà cửa cùng các vật dụng hằng ngày trong gia đình. Bởi vì mẫn cảm khi tiếp xúc lông chó, bạn nên nhờ người khác giúp đỡ công việc này.
- Sử dụng máy lọc không khí để làm giảm lượng chất gây dị ứng tồn tại trong không khí tại nhà.
- Quy định những khu vực không cho chó vào ở trong nhà; hoặc giữ chó bên ngoài căn nhà.
Dị ứng lông chó có thể xuất phát từ chính lông chó hoặc các loại bụi, lông tơ bám trên lông chó. Biểu hiện dị ứng chủ yếu ở đường mũi như chảy nước mũi, sổ mũi,… và nổi ban ở da. Khi thấy những dấu hiệu trên, bạn nên tiến hành xét nghiệm da hoặc máu để chẩn đoán xác định. Hiện nay, thuốc chống dị ứng không kê đơn thường được sử dụng nhất là thuốc kháng histamin, natri cromolyn,…