Albumin là protein quan trọng trong cơ thể, được tổng hợp nhiều tại gan. Xét nghiệm Albumin ở huyết tương, huyết thanh là một công việc cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho con người. Căn cứ theo chỉ số này thì bác sĩ có thêm điều kiện để xác định các căn bệnh liên quan. Vậy Albumin là gì? Nó đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với sức khỏe? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhé!
Albumin là gì?
Albumin chính là loại protein quan trọng, chiếm một phần lớn từ 58 – 74% trong tổng số lượng protein ở trong cơ thể. Được sản xuất ở gan, định lượng vào khoảng 10.5g mỗi ngày với chức năng chính là ngăn cản nước đi ra ngoài mạch máu, duy trì áp lực thẩm thấu keo ở mức ổn định và cũng là cầu nối để liên kết, vận chuyển acid béo, hormone steroid, vitamin, bilirubin và thuốc đi đến mọi cơ quan trong cơ thể.
Albumin là một protein rất quan trọng trong cơ thể
Tuy nhiên khi hàm lượng này trong máu bị thay đổi, có nghĩa là cơ thể sẽ xuất hiện dấu hiệu rối loạn, tổn thương hoạt động khác nhau. Albumin tăng khi cơ thể bị mất nước và Albumin giảm khi chức năng gan sản xuất Albumin bị ức chế do Albumin đang bị đào thải hay bị phân hủy nhiều qua nước tiểu.
Do vậy việc xét nghiệm Albumin là phương pháp để bác sĩ có thể xác định được chính xác hàm lượng Albumin trong máu. Từ đó hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý, theo dõi hoặc là đánh giá mức độ hồi phục của bệnh nhân trong toàn bộ quá trình điều trị. Thêm vào đó thì nó cũng là công cụ cực hiệu quả giúp nhận biết chức năng gan và thận có đang hoạt động bình thường hay không?
Ý nghĩa của xét nghiệm Albumin với cơ thể
Xét trong cơ thể một người bình thường thì nồng độ Albumin sẽ dao động trong khoảng 25 – 48g/L. Còn ở trẻ nhỏ, hàm lượng này là 40 – 59g/L và trẻ sơ sinh là 20 – 45g/L. Khi nồng độ này bị giảm hoặc tăng sẽ gợi ý cho chúng ta biết những tình trạng về sức khỏe khác nhau. Một số trường hợp sẽ khiến cho chỉ số Albumin bị tăng cao:
+ Cơ thể bị rơi vào tình trạng thiếu nước, mất nước nghiêm trọng
+ Việc bổ sung lượng đạm quá nhiều cũng làm cho chỉ số Albumin tăng cao, xuất hiện điển hình đối với bệnh viêm tụy cấp.
+ Người bị nôn và tiêu chảy quá nhiều
Lúc này người bệnh cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ ăn của mình, phải điều chỉnh sao cho giảm bớt lượng đạm cung cấp cho cơ thể và bổ sung nước đầy đủ. Chỉ cần như thế là nồng độ Albumin tự khắc sẽ trở lại trạng thái cân bằng ngay.
Bệnh lý về gan khiến lượng Albumin máu tăng
Vậy chỉ số Albumin thấp thì sao? Cụ thể nó chính là một dấu hiệu cần được chú ý vì khá nguy hiểm, có thể hình thành lên nhiều bệnh lý khác nhau. Hiện nay có nhiều nguyên nhân tác động dẫn đến việc Albumin sụt giảm, điển hình bao gồm:
+ Mắc phải các bệnh có liên quan đến gan như xơ gan hay bệnh gan do dùng nhiều bia rượu, tiểu đường, suy thận, viêm cầu thận, suy dinh dưỡng, bị sốc hoặc là bị viêm sau khi thực hiện phẫu thuật.
+ Bên cạnh đó các trường hợp bệnh về đường ruột, suy tim, nhược giáp, lupus ban đỏ, bỏng, đa u tủy xương,… cũng sẽ khiến cho nồng độ này giảm.
Lúc này người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng phác đồ chữa trị mà bác sĩ đã xây dựng và làm theo hướng dẫn để góp phần lấy lại sự ổn định chỉ số Albumin. Tránh làm sai cách hay tự ý sử dụng một loại thuốc hay một số phương pháp chữa trị nào đó khi chữa được sự đồng ý từ chuyên gia. Ngoài một số bệnh lý kể trên thì những trường hợp sau đây cũng sẽ cho ra chỉ số Albumin ở mức bất thường như:
+ Albumin giảm ở phụ nữ đang mang thai và lượng Globulin trong máu lại tăng cao
+ Người mới hiến máu cũng có chỉ số Albumin trong máu tăng
+ Buộc Garo lâu cũng làm cho chỉ số này tăng lên
+ Hoặc tác dụng phụ của một vài loại thuốc cũng khiến cho chỉ số Albumin máu tăng hoặc giảm
Khi nào cần thực hiện xét nghiệm Albumin
Công việc xét nghiệm Albumin sẽ được thực hiện khi mà bác sĩ muốn xác định chính xác chức năng gan, thận cùng nhiều cơ quan khác có đang hoạt động bình thường hay không. Theo đó xét nghiệm sẽ thường chỉ định cho một số đối tượng xuất hiện những triệu chứng phổ biến như:
+ Vàng mắt, vàng da nghiêm trọng
+ Chân tay, bụng và mắt bị sưng phù
+ Cơ thể luôn mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng, không tiêu
+ Sút cân nhiều, nhanh chóng
Mắt sưng phù nên thực hiện xét nghiệm Albumin
Ngoài xét nghiệm Albumin thì người bệnh cũng sẽ được đồng thời làm một số xét nghiệm khác như ALT, AST, GGT, Bilirubin để đánh giá tình trạng sức khỏe được chính xác nhất. Thêm vào đó còn được xét nghiệm cùng với Prealbumin để xác định dinh dưỡng của bệnh nhân.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về Albumin là gì và tầm trong trọng của xét nghiệm Albumin đối với cơ thể mà Klept.com.vn muốn gửi đến cho bạn đọc. Hy vọng bài viết cung cấp đến cho bạn những kiến thức chia sẻ hữu ích nhất. Từ đó đưa ra cho mình sự lựa chọn đúng đắn trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.