Những bệnh liên quan đến chức năng gan đang ngày càng tăng và trở thành gánh nặng cho nhiều người bệnh. Để phát hiện bệnh sớm, mỗi người cần tự giác quan tâm đến sức khỏe của bản thân mình. Đến bệnh viện xét nghiệm và tầm soát chức năng gan là cần thiết để phát hiện bệnh sớm. Một trong số đó là xét nghiệm GGT. Klept.com.vn sẽ đề cập đến xét nghiệm GGT trong bài viết dưới đây.
Chỉ số GGT trong xét nghiệm máu là gì?
Chỉ số GGT là viết tắt của Gamma-glutamyl transferase. Đây là một loại enzyme được tìm thấy chủ yếu trong tế bào gan và tế bào biểu mô đường mật.
Ngoài ra cũng có thể tìm thấy enzyme GGT ở thận, túi tinh, tụy, lá lách, tim và não. GGT có vai trò xúc tác vận chuyển nhóm Gamma-glutamyl từ các axit amin như glutathione tới chất khác (có thể là axit amin khác, peptide…) trong cơ thể.2
Ở một số bệnh lý gây tổn thương gan hoặc đường mật, GGT sẽ tăng cao trong máu. Enzyme này thường là men gan đầu tiên tăng trong máu khi có tắc nghẽn trong quá trình vận chuyển mật từ gan đến ruột.
Tuy nhiên, một lượng lớn GGT tập trung ở thận và chỉ có một lượng ít ở gan và tim. Do đó, chỉ một xét nghiệm GGT đơn độc không nói lên sự tổn thương ở gan. Mà cần phải kết hợp với các thông số khác.2
Xét nghiệm GGT là gì?
Xét nghiệm GGT được chỉ định với mục đích dùng để đo lượng enzyme GGT trong máu. Xét nghiệm này thường được thực hiện cùng với các xét nghiệm khác để đo men gan nếu gan có nguy cơ cao bị tổn thương. Xét nghiệm GGT hiện là chỉ số enzyme nhạy nhất khi gan bị tổn thương và bị bệnh.
Tuy nhiên, GGT không thể chẩn đoán nguyên nhân cụ thể gây ra tổn thương gan. Do đó, bác sĩ thường yêu cầu các xét nghiệm máu khác về gan, chẳng hạn như xét nghiệm phosphatase kiềm (ALP), xét nghiệm ALT, xét nghiệm AST phản ánh tình trạng chức năng gan.
-
Ý nghĩa xét nghiệm GGT
Xét nghiệm GGT được sử dụng để xác định xem một người có khả năng mắc bệnh gan hoặc ống mật hay không. Xét nghiệm này cũng dùng để phân biệt giữa bệnh gan và xương do nguyên nhân tăng phosphatase kiềm (ALP). Vì khi có tổn thương ở các cơ quan này, GGT có thể được phóng thích ra ngoại vi và đo được nồng độ trong máu.
Ngoài ra, nó cũng được bác sĩ sử dụng để sàng lọc hoặc giám sát việc lạm dụng rượu, nghiện rượu mạn tính.
Những ai cần thực hiện xét nghiệm GGT?
Khi một người có dấu hiệu hoặc triệu chứng gợi ý bệnh gan, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm GGT. Cụ thể như sau:
- Suy nhược, mệt mỏi.
- Ăn mất ngon.
- Buồn nôn và nôn.
- Bụng sưng và/hoặc đau bụng.
- Vàng da, vàng mắt.
- Nước tiểu sẫm màu, phân màu nhạt.
- Ngứa.
Bên cạnh đó, những người đang sử dụng các loại thuốc có khả năng gây độc cho gan hoặc cần theo dõi việc điều trị khi mắc chứng rối loạn sử dụng rượu cũng sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm này.
Thời điểm làm xét nghiệm GGT
Xét nghiệm GGT được chỉ định khi một người có mức ALP cao. Đôi khi xét nghiệm này như một phần của bảng kiểm tra chức năng gan thông thường để tầm soát tổn thương gan.
Quy trình xét nghiệm GGT
Chuẩn bị trước khi xét nghiệm
Vì mức GGT giảm sau bữa ăn, vì vậy có thể bác sĩ sẽ thông báo cho bạn việc nhịn ăn hoặc uống (ngoại trừ nước lọc) trong ít nhất tám giờ trước khi làm xét nghiệm.
GGT là một xét nghiệm rất nhạy và có thể cho kết quả không chính xác nếu bạn dùng một số loại thuốc hoặc uống rượu. Do đó, bác sĩ có thể yêu cầu không uống rượu và ngưng sử dụng thuốc 24 giờ trước khi thực hiện.
Trong khi xét nghiệm
Xét nghiệm GGT thuộc loại xét nghiệm máu nên quy trình sẽ chủ yếu là thủ thuật lấy mẫu máu. Nhân viên y tế sẽ lấy máu từ tĩnh mạch cánh tay của bạn.
Sau khi xác định được vị trí tĩnh mạch thích hợp và làm sạch vị trí cần lấy máu, một kim tiêm tiệt trùng nhỏ sẽ được đưa vào tĩnh mạch. Nhân viên y tế sẽ cho máu vào một ống nghiệm có nắp để bảo quản mẫu máu.
Việc lấy máu thường mất ít hơn 5 phút. Sau khi lấy mẫu máu, có thể dùng băng hoặc miếng gạc để giảm chảy máu.
-
Sau khi xét nghiệm
Nếu không có chỉ định gì khác, bạn có thể ra về ngay sau khi xét nghiệm. Bạn có thể hoạt động và sinh hoạt bình thường ngay sau đó. Nhưng nếu bạn thấy đau, chảy máu hoặc sưng nề chỗ tiêm, bạn có thể đến cơ sở y tế để được xử trí.
Kết quả xét nghiệm GGT là gì?
Kết quả xét nghiệm GGT có thể có trong vòng vài ngày sau khi phòng thí nghiệm nhận được mẫu máu. Kết quả GGT được giải thích kèm với mức ALP và các loại xét nghiệm khác được thực hiện cùng lúc. Đó có thể là các kiểm tra chức năng gan khác.
Khi GGT tăng cao cùng với ALP tăng sẽ loại trừ bệnh xương – nguyên nhân làm tăng mức ALP. Ngược lại, nếu GGT thấp hoặc bình thường mà ALP tăng cao thì khả năng cao là do bệnh xương.
Khoảng giá trị bình thường
Khoảng giá trị bình thường của GGT ở người lớn và trẻ em là 0 – 30 IU/L. Trẻ sơ sinh có nồng độ GGT cao hơn đáng kể ngay sau khi sinh.
Ở Việt Nam, khoảng tham chiếu sẽ khác nhau tùy theo từng phòng xét nghiệm. Nhưng thường nằm trong khoảng:2
- Nam: 8 – 61 IU/L.
- Nữ: 5 – 36 IU/L.
Kết quả xét nghiệm GGT thấp hoặc bình thường cho thấy bạn không bị các vấn đề về gan. Kết quả này còn được ghi nhận trong một số bệnh di truyền – nơi dòng chảy của mật từ gan bị gián đoạn hoặc bị ức chế.
Kết quả nồng độ GGT máu tăng cao
GGT tăng cao sẽ gợi ý cho tình trạng tổn thương gan. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm GGT này không chỉ ra nguyên nhân cụ thể. Chúng có thể là viêm gan, xơ gan hoặc cũng có thể là vấn đề khác như suy tim sung huyết, tim mạch, huyết áp, hội chứng chuyển hóa, tiểu đường hoặc viêm tụy,…
Ngoài ra, GGT tăng cao còn do sự lạm dụng rượu (GGT rất nhạy và dễ tăng), bệnh gan do rượu hay sử dụng những thuốc độc gan.
-
Lưu ý khi xét nghiệm GGT
Vì chỉ số GGT dễ bị ảnh hưởng bởi rượu, nên trước khi thực hiện xét nghiệm bạn không nên dùng loại đồ uống này. Trong khi lấy máu, bạn có thể cảm thấy đau rát ở nơi kim đâm vào. Tuy nhiên, bạn hãy an tâm vì cảm giác này sẽ nhanh chóng mất đi.
Bên cạnh đó, bạn hãy thông báo đến bác sĩ những thuốc mà bản thân đang sử dụng. Một số thuốc làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, cụ thể:
- Phenytoin, carbamazepine và barbiturat như phenobarbital.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc hạ lipid, thuốc kháng sinh, thuốc chẹn thụ thể histamin (được sử dụng để điều trị sản xuất quá mức acid dạ dày).
- Thuốc chống nấm, thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai và hormone như testosterone.
- Một số loại thuốc chống đông máu (heparin) và thuốc ức chế miễn dịch (methotrexate) cũng làm tăng mức GGT trong huyết thanh.
Nhìn chung, xét nghiệm máu là một thủ thuật an toàn và không có nhiều lưu ý đặc biệt. Tuy nhiên một số người có thể bị bầm tím tại chỗ đâm kim sau khi lấy máu. Đôi khi, có thể cảm thấy lo lắng trong quá trình kiểm tra, khiến bạn bị choáng váng hoặc ngất. Mặc dù vậy, nhưng những phản ứng trên không quá nghiêm trọng.
Các tiêu chí cần tham khảo để lựa chọn xem xét nghiệm GGT ở đâu uy tín
Để lựa chọn một nơi xét nghiệm GGT uy tín, bạn cần tham khảo những tiêu chí sau:
Thương hiệu và kinh nghiệm của cơ sở xét nghiệm
Bạn có thể tìm kiếm những phản hồi của khách hàng để phần nào biết được chất lượng và độ uy tín của một cơ sở. Một nơi có được sự tin tưởng của khách hàng sẽ xây dựng được thương hiệu tốt. Bên cạnh đó, yếu tố kinh nghiệm cũng vô cùng quan trọng. Nó góp phần đánh giá độ chính xác của kết quả xét nghiệm GGT.
Chất lượng dịch vụ xét nghiệm
Được thể hiện thông qua quy mô của cơ sở xét nghiệm, độ chính xác của kết quả xét nghiệm, số lượng khách hàng đến và sử dụng dịch vụ. Ngoài ra, nếu cơ sở bảo mật tốt thông tin của khách hàng góp phần đem lại sự hài lòng.
Công nghệ hiện đại và cập nhật thường xuyên
Điều này thể hiện qua hệ thống máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến và đội ngũ nhân viên luôn tự cập nhật kiến thức cho bản thân.
Xét nghiệm GGT ở đâu?
Bạn có thể tham khảo các cơ sở làm xét nghiệm GGT sau:
Khu vực Tên cơ sở Địa chỉ Miền Bắc Bệnh viện Bạch Mai Số 78 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội. Bệnh viện 108 1B Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Bệnh viện Medlatec 42 P. Nghĩa Dũng, Phúc xá, Ba Đình, Hà Nội. Miền Nam Bệnh viện Chợ Rẫy 201B, đường Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TPHCM. Bệnh viện Quốc tế Đa khoa Vinmec 2 – 2 Bis, đường Trần Cao Vân, phường Đa Kao, quận 1, TPHCM. Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM 215, đường Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TPHCM. Trung tâm xét nghiệm Diag Địa chỉ ở hầu hết các quận tại TPHCM, cụ thể như sau: - 624 Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.
- 31/5 Quang Trung, Thị trấn Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.
- 1375 – 1377 Huỳnh Tấn Phát, KP4, Phường Phú Thuận, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
- 239 Khánh Hội, Phường 5, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.
- 793 Nguyễn Kiệm, Phường 5, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.
- 39 Tỉnh lộ 8, Thị trấn Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
- 199B Phạm Hùng, Phường 4, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.
- 101 Đinh Tiên Hoàng, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
- 829 Quang Trung, Phường 12, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
- 158 Trần Não, Phường Bình An, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.
- 53 Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ( cạnh trường Trần Đại Nghĩa).
- 85 Nơ Trang Long, Phường 11, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
- 742 Lũy Bán Bích, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú (Gần Cây xăng Tân Thạnh), Thành phố Hồ Chí Minh.
- 275 Tô Ngọc Vân, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
- 231 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.
- 101-103 Tên Lửa, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
- 7 ( số cũ 4/1) Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
- 414 – 420 Cao Thắng, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
- 75 Lê Văn Việt, Phường Hiệp Phú, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.
- 198 Nguyễn Thị Thập, Phường Bình Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
- 354 Nguyễn Văn Luông, Phường 12, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh.
- 309 Trần Phú, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
- 119 Yersin, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, trung tâm Diag còn có mặt tại một số tỉnh thành lân cận, cụ thể như sau:
- 495 Cách Mạng Tháng 8, Phường Phú Cường, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.
- 271 Nguyễn An Ninh, Khu phố Bình Minh 2, Phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương.
- 45 – 47 Đồng Khởi, Phường Tam Hòa, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
- 260A Lê Lợi, Phường 4, TP. Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.
- 254 Cách Mạng Tháng Tám, Phường Phước Hiệp, TP. Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- 44 – 46 Đường 30 Tháng 4, Phường An Phú, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
- 39 Tỉnh lộ 8, Thị trấn Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
- 67A Nguyễn Văn Tiết, Phường Lái Thiêu, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
- 129 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 1, Thành phố Tân An, Tỉnh Long An.
- 31/5 Quang Trung, Thị trấn Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.
Miền Trung Viện Pasteur Nha Trang 8, Trần Phú, Xương Huân, Nha Trang, Khánh Hòa. Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng 30 Tháng 4, Hòa Cường Bắc, Cẩm Lệ, Đà Nẵng. Bệnh viện Đa khoa Bình Định 106 Nguyễn Huệ, Trần Phú, Thành phố Quy Nhơn, Bình Định. Xét nghiệm GGT bao nhiêu tiền?
Bạn có thể tham khảo các mức giá xét nghiệm sau:
Tên cơ sở xét nghiệm Giá xét nghiệm GGT (VND) Bệnh viện Bạch Mai 19.000 – 22.000 Bệnh viện 108 75.600 (gói xét nghiệm chức năng gan) Bệnh viện Medlatec 49.000 Bệnh viện Chợ Rẫy 35.000 Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM 87.000 (gói xét nghiệm chức năng gan) Trung tâm xét nghiệm Diag 45.000 Viện Pasteur Nha Trang 35.000 Bệnh viện Đa khoa Bình Định 49.000 Bài viết trên đã gửi đến bạn thông tin về xét nghiệm GGT. Hy vọng bạn có thể lựa chọn cho mình một nơi xét nghiệm phù hợp và uy tín. Việc nắm rõ các thông tin về xét nghiệm sẽ giúp bạn nhận biết tình trạng mà cơ thể đang gặp phải. Kết quả xét nghiệm GGT sẽ được bác sĩ giải thích cụ thể trong quá trình thăm khám. Khi có bất cứ triệu chứng bất thường, bạn cần báo ngay với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý kịp thời.
Tìm Hiểu Thêm 1 Quả Ổi Bao Nhiêu Calo?⚡Ăn Nhiều Có Giảm Cân Không?