Tại Việt Nam, ung thư vòm họng đứng vị trí thứ 5 và để lại nhiều hệ lụy sức khỏe cho người bệnh. Vì vậy là việc tầm soát ung tư vòm họng là điều cần thiết, đặc biệt là những người có nguy cơ cao mắc bệnh này. Bài viết dưới đây Klept.com.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn ung thư vòm họng và những phương pháp tầm soát bệnh.
Ung thư vòm họng là gì?
Ung thư vòm họng là một loại ung thư vùng đầu mặt cổ, nó ảnh hưởng đến phần cổ họng nối phía sau mũi với phần sau miệng (hầu). Chúng ta thường khó nhận biết ung thư vòm họng với các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự (bệnh ít nghiêm trọng hơn).
Bên cạnh đó, một số người bị chứng ung thư này nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn cuối. Do đó, việc xét nghiệm ung thư vòm họng để tầm soát ung thư là điều cần thiết.
Bên cạnh các phương pháp tầm soát ung thư vòm họng, bạn có thể tham khảo các dấu hiệu bệnh ung thư vòm họng sau để góp phần nhận biết sớm căn bệnh này:2
- Xuất hiện khối u ở cổ và không biến mất sau 3 tuần.
- Mất thính lực (thường ở một bên tai).
- Ù tai (nghe âm thanh phát ra từ bên trong cơ thể chứ không phải từ bên ngoài).
- Nghẹt mũi (thường chỉ nghẹt một bên).
- Chảy máu cam.
- Đau đầu.
- Hoa mắt.
- Tê ở phần dưới khuôn mặt.
- Khó khăn khi nuốt.
- Giọng nói khàn hơn bình thường
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
Nguyên nhân dẫn đến ung thư vòng họng
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ung thư vòm họng.
Theo một số nghiên cứu, ung thư vòm họng xảy ra khi các tế bào trong cổ họng bị đột biến. Những đột biến này làm cho các tế bào không thể kiểm soát và tiếp tục sống sau khi các tế bào khỏe mạnh chết đi. Theo thời gian, chúng tích tụ và hình thành một khối u bên trong cổ họng người bệnh.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng bao gồm: hút thuốc lá, uống rượu nhiều, nhiễm virus (bao gồm virus gây u nhú (HPV) và virus Epstein-Barr), chế độ ăn thiếu chất xơ từ trái cây và rau quả, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), tiếp xúc với chất độc hại tại nơi làm việc. Khi bạn thuộc một trong các trường hợp trên, hãy đến bệnh viện để tầm soát ung thư vòm họng để phòng ngừa và phát hiện ung thư kịp thời.
Khi nào nên tầm soát ung thư vòm họng?
Khi bạn xuất hiện các triệu chứng như: có khối u ở cổ hoặc nghẹt mũi nhưng không có dấu hiệu của bệnh cảm lạnh, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm ung thư vòm họng. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyên những người có nguy cơ cao mắc bệnh này nên xét nghiệm ung thư vòm họng thường xuyên.
Các loại xét nghiệm giúp chẩn đoán ung thư vòm họng
Có nhiều loại xét nghiệm để tầm soát ung thư vòm họng, chúng có thể độc lập hoặc bổ trợ cho nhau trong việc đưa ra kết quả chính xác nhất.
Xét nghiệm máu
Trên thực tế, xét nghiệm máu không được sử dụng để chẩn đoán ung thư vòm họng. Nó được thực hiện để xác định xem ung thư đã bị di căn sang các bộ phận khác của cơ thể chưa.
Ngoài ra, xét nghiệm máu còn giúp chẩn đoán tình trạng dinh dưỡng, từ đó xác định thể trạng của bạn trước khi thực hiện điều trị ung thư. Nó có thể đưa ra công thức máu hoàn chỉnh, xác định vấn đề thiếu máu, chức năng hoạt động của gan, thận.
Nội soi NBI
Nội soi NBI là hình thức nội soi dưới hình ảnh dải hẹp, nó được dùng để phát hiện ung thư vòm họng. Ngoài ra, nội soi NBI còn giúp phân biệt ung thư ác tính và lành tính ở mũi họng bằng cách phát hiện hình ảnh của các mao mạch niêm mạc trên cơ thể. Có thể nói, đây chính là phương pháp tầm soát ung thư vòm họng được thực hiện phổ biến vì những công dụng mà nó mang lại.
Chụp MRI, chụp CT Scanner
Chụp MRI tạo ra hình ảnh chi tiết của các mô mềm bên trong cơ thể. Trước khi chụp MRI, bạn sẽ được tiêm vào tĩnh mạch chất cản quang gọi là gadolinium. Phương pháp này sử dụng sóng vô tuyến và nam châm mạnh thay vì tia X. Nó được tiến hành để tìm hiểu xem ung thư có phát triển thành các cấu trúc gần vòm họng hay không.
Chụp CT Scanner là một xét nghiệm bằng tia X để tạo ra hình ảnh mặt cắt ngang chi tiết của cơ thể. Chụp tại vị trí đầu và cổ giúp cung cấp thông tin về kích thước, hình dạng và vị trí của khối u. Nó còn giúp bác sĩ tìm ra các hạch bạch huyết mở rộng – dấu hiệu của ung thư vòm họng. Phương pháp này cũng dùng để tìm khối u tại các bộ phận khác của cơ thể.
Cả chụp MRI và CT Scanner đều quan trọng trong việc tìm kiếm ung thư, đặc biệt khi nó đã di căn vào xương ở đáy hộp sọ. Đây là nơi phổ biến có ung thư vòm họng phát triển. MRI tốt hơn một so với chụp CT trong việc hiển thị hình ảnh các mô mềm trong mũi và cổ họng. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định loại xét nghiệm tầm sóat ung thư vòm họng phù hợp với bạn.
Sinh thiết
Sinh thiết là phương pháp thu thập một lượng nhỏ mô để kiểm tra dưới kính hiển vi. Khác với các xét nghiệm chẩn đoán khác, sinh thiết cho ra kết quả chính xác nhất về ung thư vòm họng. Loại sinh thiết được thực hiện sẽ phụ thuộc vào vị trí của ung thư.
Nhân viên y tế sẽ lấy tế bào bằng cách chọc hút bằng một cây kim nhỏ. Sau đó, các tế bào được soi dưới kính hiển vi để tìm dấu hiệu ung thư. Sinh thiết có thể được thực hiện bằng cách gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân.
Chọc hút hạch làm FNA
Chọc hút hạch làm FNA được sử dụng khi bạn được nghi ngờ có khối u trong hoặc gần cổ. Để thực hiện xét nghiệm này, nhân viên y tế đưa một cây kim rỗng và mỏng vào khối u. Vị trí da lấy mô có thể được làm tê bằng thuốc gây tê cục bộ. Sau đó, kim tiêm sẽ hút một vài giọt chất lỏng có chứa các tế bào và các mảnh mô nhỏ. Khi đã lấy mẫu mô xong, bác sĩ sẽ quan sát chúng dưới kính hiển vi. Từ đó xác định xem bạn có bị ung thư vòng họng hay không.
Phương pháp xét nghiệm ung thư vòm họng này còn cho biết hạch bạch huyết ở cổ mở rộng là do phản ứng với nhiễm trùng; sự lây lan của ung thư từ nơi khác (chẳng hạn như vòm họng); hay ung thư bắt đầu trong các hạch bạch huyết.
Nếu ung thư bắt đầu từ một nơi khác, việc chỉ xét nghiệm bằng phương pháp này sẽ không thể xác định vị trí bắt đầu từ đâu. Nhưng nếu bệnh nhân đó đã biết ung thư vòm họng có các hạch bạch huyết ở cổ mở rộng, phương pháp này có thể tìm ra sự lây lan và có gây sưng hay không.
Xét nghiệm ung thư vòm họng ở đâu?
Để có được kết quả tầm soát ung thư vòm họng chuẩn xác nhất, bạn nên đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để xét nghiệm. Bạn có thể tham khảo những bệnh địa chỉ sau đây:
- Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM: 215 Đường Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện Chợ Rẫy: 201B Đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện Nhân dân Gia Định: 1 Đường Nơ Trang Long; Phường 7, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện Thống Nhất: 1 Đường Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Bạch Mai: 78 Đường Giải Phóng, Phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Bệnh viện Quân đội Trung ương 108: 1B Đường Trần Hưng Đạo, Phường Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Khoa xét nghiệm – bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Time City: 458 Đường Minh Khai; hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Cơ sở xét nghiệm DIAG: 420 Đường Cao Thắng, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tầm soát ung thư vòm họng ngày càng được nhiều người quan tâm. Bởi đây đây là loại ung thư tiềm ẩn và nguy hiểm. Trên thực tế, việc phòng bệnh luôn dễ dàng hơn so với chữa bệnh. Nếu có thể, bạn nên tầm soát bệnh tật và kiểm tra sức khỏe định kỹ mỗi 6 tháng 1 lần để luôn chủ động trong vấn đề sức khỏe.