Bệnh sán lá phổi thường gặp và gây ra các triệu chứng khiến người bệnh mệt mỏi. Điều nay ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống và công việc của người bệnh. Nếu không điều trị sớm, bệnh sán lá phổi có thể làm giảm tuổi thọ đi rất nhiều so với bình thường. Bài viết dưới đây Klept.com.vn sẽ cung cấp các thông tin về bệnh và xét nghiệm sán lá phổi.
Sơ lược về bệnh sán lá phổi
Sán lá là loài giun dẹp kí sinh. Chúng có nhiều loại khác nhau và xâm nhập vào các bộ phận khác nhau của cơ thể. Sán lá phổi – Paragonimus westermani là chủng gây bệnh phổ biến ở người. Chúng ta bị nhiễm sán lá phổi khi nuốt phải nang có chứa ấu trùng. Những ấu trùng này thường “ẩn nấp” trong cua, tôm, ốc hoặc các động vật dưới nước khác. Các loại hải sản này chưa được nấu chín kỹ nên tạo điều kiện cho sán ẩn náu và xâm nhập vào cơ thể. Tình trạng này thường xảy ra tại các nước châu Á.
Sau khi chúng ta nuốt phải nang, ấu trùng vào cơ thể sẽ rời khỏi nang, chúng xuyên qua thành ruột và đi vào khoang bụng. Sau đó, chúng đi qua cơ hoành và xâm nhập vào phổi. Tại phổi, chúng phát triển thành con sán trưởng thành và sinh ra trứng. Nếu một người trưởng thành không được điều trị thì có thể sống thêm 20 năm. Ấu trùng này tiềm ẩn và chỉ có xét nghiệm sán lá phổi mới giúp phát hiện ra chúng ở giai đoạn sớm của bệnh.
Xem thêm: Nhiễm sán máng phổi và điều bạn cần biết
Triệu chứng bệnh sán lá phổi
Sán lá phổi không gây ra triệu chứng trong giai đoạn đầu. Một số người trong thời gian bị nhiễm sán lá phổi còn không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Đây chính là lý do người bệnh cần xét nghiệm sán lá phổi và các loại sán khác định kỳ để phát hiện bệnh sớm. Điều này giúp cho việc điều trị dễ dàng và hiệu quả hơn. Khi triệu chứng bệnh sán lá xảy ra, chúng sẽ xuất phát từ vị trí hoạt động của chúng trong cơ thể. Các triệu chứng còn thay đổi theo thời gian.2
Trong tháng đầu tiên sau lây nhiễm, sán lá phổi đến bụng trước và gây ra các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, tiêu chảy, đau bụng, ngứa và phát ban. Khi sán đã đi vào ngực, người sẽ gặp các biểu hiện, bao gồm: ho, khó thở, đau ngực. Nếu người bệnh không được điều trị, bệnh sẽ trở thành mãn tính với các triệu chứng dai dẳng như:2
- Ho có đờm (hoặc ho ra máu).
- Đau bụng.
- Buồn nôn.
- Nôn mửa.
- Tiêu chảy ra máu.
- Trên da bụng hoặc chân xuất hiện các cục u hoặc vết sưng (biến mất theo thời gian).
Một số người bị bệnh sán lá phổi nhưng không có các triệu chứng điển hình. Những trường hợp bệnh nặng và phải nhập viện với các triệu chứng cấp như: đau đầu, sốt, nôn, nhìn đôi, co giật.
Cách phát hiện và điều trị sớm
Để tìm ra sán lá phổi, bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe và làm các xét nghiệm khác nhau tùy vào tình trạng người bệnh. Dưới đây là các xét nghiệm sán lá phổi thường gặp:
- Xét nghiệm Paragonimus IgG: đây là xét nghiệm kháng thể đặc hiệu và nhạy cảm dựa trên kháng nguyên Paragonimus westermani. Xét nghiệm huyết thanh sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau.
- Xét nghiệm đờm: trứng sán lá phổi có thể được phát hiện khi kiểm tra đờm dưới kính hiển vi.2
- Xét nghiệm phân tìm trứng: đôi khi, trứng sán lá gan cũng được tìm thấy trong mẫu phân của người bệnh.
Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành các thủ thuật khác như: chụp X-quang lồng ngực, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, nội soi phế quản,…2
Ở hầu hết các trường hợp, bệnh sán lá phổi có thể được chữa bằng thuốc uống chống ký sinh trùng. Cả hai hoạt chất praziquantel và triclabendazole đều được chấp thuận trong điều trị. Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thuốc và liều lượng phù hợp với thể trạng hay mức độ bệnh. Trong một số trường hợp hiếm hoi, sán di chuyển lên não thì bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống co giật hoặc phẫu thuật để giảm sưng não.2
Giá xét nghiệm sán lá phổi
Giá xét nghiệm sán lá phổi sẽ khác nhau tùy vào bệnh viện và vùng địa phương. Bạn có thể tham khảo mức giá xét nghiệm sán lá phổi tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM là 298.000 vnđ cho diện Bảo hiểm y tế (BHYT). Nếu bạn khám theo diện không có BHYT thì mức phí cần nộp có thể cao hơn.
Xét nghiệm ở đâu tốt?
Xét nghiệm sán lá phổi được thực hiện ở các bệnh viện và các trung tâm xét nghiệm trên toàn quốc. Bạn có thể tham khảo các bệnh viện sau:
- Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương: 34 đường Trung Văn, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Bệnh viện Bạch Mai: 78 Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Bệnh viện 108: 1 Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Trung tâm xét nghiệm ký sinh trùng Nghệ An: 77 Tôn Thất Tùng, Hưng Dũng, Thành phố Vinh.
- Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn: 611B Nguyễn Thái Học, Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Quy Nhơn.
- Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM: 215 Hồng Bàng, quận 5, TP.HCM.
- Bệnh viện Chợ Rẫy: 201B Nguyễn Chí Thanh, quận 5, TP.HCM.
- Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương: 764 Võ Văn Kiệt, quận 5, TP.HCM.
- Trung tâm xét nghiệm Diag với nhiều địa chỉ tại TP.HCM cũng như các tỉnh lân cận như: Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang.
Xét nghiệm sán lá phổi gồm nhiều phương pháp khác nhau tùy vào mẫu bệnh phẩm. Để đảm bảo kết quả xét nghiệm được tốt nhất, bạn nên lựa chọn cho mình những bệnh viện và trung tâm y tế uy tín và chất lượng. Bên cạnh đó, bạn nên tự bảo vệ mình khỏi giun sán bằng cách ăn chín, uống sôi. Đây chính là cách bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình hiệu quả nhất.